Trưa nay được email của Duy, con Đảo: "Bác ơi, cháu tìm thêm 1 truyện nữa của bố, cho tròn 100 truyện, bác ạ". Hôm nay là 49 ngày của Duy Đảo. Xin thắp nén tâm nhang nhớ 1 người bạn hết lòng vì Trỗi!
...
...
Năm nào cũng vậy cứ tới dịp hè tôi lại
cho con và rủ lũ cháu ra Nha Trang nghỉ mát. Ở khách sạn cho tự do, còn ăn uống
thì báo cơm nhà ông anh cho rẻ, ngon và đầm ấm.
Trong một bữa cơm tôi hỏi mấy đứa cháu:
- Ở Nha Trang có
thắng cảnh nào đẹp, có khu du lịch nào nổi tiếng?
Thằng
con ông anh cậy dân bản xứ kể vanh vách: Đường Trần Phú, tháp Chàm, khu nhà Bảo
Đại, Dốc Lết, suối nước nóng, Hòn Chồng, đảo Yến, mới đây có Vinpearl…
Để cho tụi nhỏ góp ý thêm, tôi hỏi tiếp:
- Thế đã đứa nào
tới Bảo tàng Yersin chưa?
- Lạc
đề rồi! Chú hỏi thắng cảnh đẹp, khu du
lịch nổi tiếng, liên quan gì tới bảo tàng, văn hóa… mà chúng con trả lời? - Thằng con ông anh cãi.
-
Thì cứ cho là lạc đề, nhưng chú hỏi: “Con đã tới bảo tàng đó chưa, và
biết nó nằm ở đâu không?”.
Thằng cháu gãi đầu:
- Bảo
tàng Yersin thì con biết, nhưng vào thăm thì chưa. - Thằng cháu thú nhận.
- Vậy
chiều nay mình đi thăm! Sau đó đi ăn
kem,
Tôi nêu ý kiến. Tụi nhỏ vỗ tay hưởng ứng.
Chiều, ăn mặc chỉnh tề chúng tôi nhảy xe buýt bắt đầu chuyến thăm quan. Xe chạy dọc bờ biển, qua cầu mới Trần Phú, qua
một vườn hoa nhỏ. Chúng tôi xuống bến trước cửa Viện Pasteur.
Bảo tàng Yersin nằm khiêm tốn trong khuôn
viên viện, nếu ai không để ý thì không biết vì ngoài cổng chỉ có tấm biển đồng
nhỏ “Bảo tàng Bác sỹ Yersin”.
Sau khi mua vé chúng tôi được người bảo vệ
dẫn đi. Qua cầu thang bằng gỗ lim đen bóng, bảo tàng nằm trên tầng một của ngôi
nhà cổ xây từ thời Pháp. Cô kiểm soát vé nằm bò xoài trên bàn trước cửa phòng,
giọng khê khê (một hai tiếng ngủ trưa chắc nàng
chưa đủ cữ):
- Vé đâu?
- Sao
lắm trẻ con thế? Cấm được sờ hiện vật và leo lên giường của ông Yersin đấy nhé. - Cô kiểm vé cảnh báo.
Cả chiều hôm trước chỉ có hai cậu học sinh
vào “thăm quan”, chờ mãi không thấy ra. Vào kiểm tra thấy hai ông tướng đang
nằm đè trên di tích, cái giường lò so của ông Yersin lúc sinh thời, gáy pho pho
lay mãi mới chịu dậy.
- Cô yên tâm! Thế
không có ai thuyết minh à? - Tôi hỏi.
- Chị
thuyết minh bận nghỉ đẻ, khách tự tham quan và tư duy lấy. - Cô kiểm vé trả lời.
Hiện vật bảo tàng chả có là bao, một vài đồ
dùng sinh hoạt như tủ, giường, bàn ghế, giá sách, còn lại là hình ảnh, tiểu sử,
những lá thư gia đình và các công trình khoa học của Yersin. Dù xem rất kỹ và trao đổi với nhau nhưng cũng
chỉ khoảng hơn tiếng đồng hồ là chúng tôi thăm quan xong.
Trước lối ra là chiếc bàn nhỏ để một cuốn sổ
dày bìa mạ vàng có tấm biển nhỏ “Lưu bút cảm tưởng” của khách. Bọn trẻ xúm lại
tranh nhau, cuối cùng thằng con tôi được đại diện. Bọn trẻ tò mò đọc các lưu
bút của khách, chủ yếu là khách Tây.
Đang đọc thì thấy cô kiểm vé ngoài cửa chạy
vào giọng nhẹ nhàng dễ thương khác hẳn: "Anh
và các cháu khi nào xem xong khi về khóa cửa bảo tàng “cẩn thận” hộ em, chìa
khóa đây, khoá xong anh đưa cho chú bảo vệ ở dưới nhà, em về sớm có tí việc".
Rồi giúi cho tôi chùm chìa khóa chả cần biết người được nhờ “thành phần” ra sao
và có đồng ý hay không.
Đọc dòng lưu bút của con trước khi rời bảo
tàng: “Yersin, nhà bác học vĩ đại. Xin cảm ơn người!”.
Mặc cho tụi nhỏ bàn tán vui vẻ về chuyến
thăm quan bên những ly kem, tôi ngồi nhấm nháp Café, giọt đắng của thứ nước đen
đen này không làm sao xua đi được nỗi buồn.
Sao nhỉ? Cả buổi chiều chỉ có tôi, đứa con
và lũ cháu “cô đơn” trong cái bảo tàng của người bác học nổi tiếng này ư? Rồi tự nhiên mình lại được “biên chế” trở
thành “tay hòm chìa khóa” của bảo tàng nữa chứ.
Lạ thật!
Sài Gòn 16/01/2009
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét