5. Chúng ta coi thường giá trị lịch sử, cho rằng nhà cửa càng mới càng tốt, nhưng các bạn hãy đến các trung tâm thành phố ở Pháp mà xem, gần như không có công trình kiến trúc mới. Họ coi sự tích lũy lịch sử là đáng tự hào, còn chúng ta tự giày vò mình bằng cách không ngừng phá nhà xây nhà.
6. Bản chất của giáo dục không phải là mưu sinh, mà là thức tỉnh hứng thú, cổ vũ tinh thần. Dựa vào giáo dục để mưu sinh và phát triển cũng được, nhưng chúng ta đã coi trọng nó quá mức.
7. Cho dù sau này Trung Quốc phát triển, nhưng các bạn hãy nhìn những triệu phú lái xe đắt tiền, rồi mở cửa xe để nhổ đờm vứt rác. Các bạn sẽ hiểu rằng, nếu không có giáo dục, Trung Quốc giàu có đến mấy cũng không thể lớn mạnh.
8. Đi học là để biết gánh trách nhiệm. Nhưng giáo dục hiện nay làm cho nữ giới phải gánh vác quá nhiều trách nhiệm, còn nam giới thì trốn tránh quá nhiều trách nhiệm.
9. Lịch sử nhân loại thực ra là một loạt những sự bồng bột, nên các bạn đừng coi khinh sự bồng bột, bồng bột là đáng yêu.
10. Bóng rổ Trung Quốc không thiếu kỹ thuật, không thiếu tiền, cái thiếu là tinh thần trách nhiệm, cho dù chỉ là trách nhiệm đối với khách hàng.
11. Người biết hát thì phát âm bằng hơi, nên họ không mệt, khi các bạn nói, tôi thấy thanh quản các bạn rung, nên tôi biết bạn hát không hay.
12. 20 năm nữa, người Trung Quốc sẽ sùng bái tri thức chứ không phải quan chức. Điểm này chúng ta nên học người Nhật Bản, sự tôn trọng tri thức của người Nhật Bản đã lên đến cao độ. Nhưng Trung Quốc ngày nay , người có tiền, người có chút uy quyền - dù chỉ là một ông trưởng phòng, cũng có thể làm cho một giáo sư đánh mất hết lòng tự trọng Cái trí tuệ có vẻ thông minh ấy, cái đám con buôn giương giương tự. đắc ấy, thật nông cạn biết bao.
13. Một người đàn ông, chỉ có thể quỳ trước cha mẹ và bạn đời, chỉ có thể cúi trước người thầy, chứ không thể cúi đầu trước uy quyền và tiền bạc. Nhưng ngày nay đại đa số là ngược lại.
14. Vì sao người Nhật Bản không đi xin lỗi, vì sao tổng thống Nhật Bản không đi tạ tội? Vì họ biết lòng tự tôn và lịch sử của Nhật Bản là quan trọng nhất, còn sự bất mãn của các nước Á châu là không có chút trọng lượng nào, nên họ không cần phải để ý.
15. Giáo dục nên làm cho người Trung Quốc biết tự trọng. Nhưng ngày nay chúng ta nhìn thấy người ngoại quốc là cúi đầu, con gái nhìn thấy đám con trai vớ vẩn ngoại quốc là đều muốn lấy lòng. Thưa các bạn, trước mặt người ngoại quốc, chúng ta đánh mất hết lòng tự trọng. Trong số những người du học tại Đại học Tokyo, tôi là người duy nhất quay về, nhưng người Nhật Bản lại kính trọng tôi, vì tôi sống có linh hồn, sống có khí phách.
7 nhận xét:
Những điều được diễn giả nêu lên về các quan niện ,tư duy đối với cuộc sống xã hội sao mà giống ờ Việt Nam ta thế.
Những điều được diễn giả nêu lên về các quan niện ,tư duy đối với cuộc sống xã hội sao mà giống ờ Việt Nam ta thế.
Các cậu Tuyên giáo ở ta nếu còn tâm thì nên đọc bài này.
Bài phát biểu quá hay! Chỉ cần thay chữ TQ bằng VN thì bài vẫn đúng và vẫn nguyên giá trị! Những kẻ làm tuyên giáo ở ta có bao giờ viết được những câu đáng đọc đâu! Chúng ta chỉ cần sống bên người Nhật hay làm việc với họ mới nhận thấy họ khiêm tốn làm sao, cao thượng làm sao, họ chẳng lên gân, họ chẳng khoe mẽ nhưng tự ta thấy mình nhỏ bé vô cùng!
1.000 năm qua và mãi đến cuối những năm 1980 ,người Việt vẫn rất tự trọng giữ gìn danh dự :" có thể nghèo nhưng không được hèn , có thể không giầu nhưng phải sang" . So sánh cũng không kém người ngoại quốc đâu !
Thanh Trần
Nhận xét của anh Thanh Trần xác đáng,nhưng có thể suy diễn là từ cuối những năn 80 trở đi, chúng ta đang trở nên " vừa nghèo vừa hèn", "vừa chẳng giàu có lại vừa cực kỳ kém sang trọng " không ạ? Huan k5
Bác Huan k5 : quá đúng !cảm ơn bác .Nói như vậy tức là người Việt chúng ta có một phẩm chất tự trọng và biết tôn trọng người khác .Nhìn vào sự biến chất ,anh em mình ai cũng đau và buồn .Nhưng ông cha mình có thế đâu ?vậy mới có 1.000 năm oai hùng .Chúng ta có thế đâu ? vậy mới có ngày thống nhất.Mới có chạm một chút vào kinh tế ,thế mà mất đi nhiều quá. Người Việt mình khác chứ ,anh nhỉ!
Thanh Trần
Đăng nhận xét