Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2015

Ai đã có mặt trong phòng bá âm Đài phát thanh SG trưa 30/4/1975? (KQ)

Ông Nguyễn Hữu Thái, nguyên Chủ tịch Tổng hội sinh viên SG, sau khi cùng GS Huỳnh Hữu Tòng và trung úy Bùi Quang Thận được đại tá Vũ Quang Chiêm (Chánh Võ phòng Phủ Tổng thống) dẫn lên nóc Dinh Độc lập, đã cùng hạ lá cờ VNCH, thay thế bằng cờ Giải phóng. Sau đó, ông Thái cùng ông Bùi Văn Tùng (Chính ủy Lữ đoàn Tăng 203) và ông Thệ tháp tùng Tổng thống VNCH Đại tướng Dương Văn Minh, Thủ tướng Vũ Văn Mẫu trên 2 chiếc xe Jeep, ra Đài phát thanh SG, để đọc tuyên bố đầu hàng. 
Nhà báo Gallasch ngồi giữa cùng ông Minh Lớn. Ông Thái đứng bên phải (mặc áo trắng, tay cầm tập giấy).
Ngày hôm qua, khi trò chuyện với ông Thái, tôi đã hỏi từng người trong bức ảnh lịch sử do nhà báo Kỳ Nhân (phóng viên ảnh Hãng thông tấn AP Mỹ) chụp. Ông nhớ tường tận tên tuổi và số phận từng người... 

Những gì đã xảy a?
Khi đến đài, ông Tùng cùng ông Minh Lớn thảo lời đầu hàng trong phòng khách. Sau đó, cả 2 mới ra phòng thu. (Lúc này vai trò của ông Thệ không còn). Các sinh viên SG nhận nhiệm vụ gác đài phải chạy đôn đáo đi tìm nhân viên kĩ thuật nhà gần đó đến làm việc.
Chưa biết thu âm bằng gì thì nhà báo Tây Đức Borries Gallasch nói có mang theo cassette-recorder. Máy được sung công để thu lời ông Minh.
Nhìn tấm ảnh, chắc ai cũng lạ, vì sao phải ngồi trước bàn có lỗ để ghi âm? Về kĩ thuật bá âm thì phải dùng bàn này để chống hiện tượng echo (vọng) khi thu.
Ông Minh Lớn ngồi cạnh nhà báo Gallasch. Khi đó trong phòng khá đông người. Nhiều bộ đội giải phóng tò mò, muốn xem Tổng thống sẽ nói gì vào thời khắc này. Sau, nhân viên kĩ thuật yêu cầu ai không có nhiệm vụ thì ra ngoài.
Lời của ông Vũ Văn Mẫu, Bùi Văn Tùng và cả ông Nguyễn Hữu Thái đều không thu âm mà phát trực tiếp lên sóng. Sau đó, mới thu âm và phát đi phát lại.
Ông Minh Lớn, ông Mẫu sau đó được xe đưa về Dinh Tổng thống. Ông Thái còn ở lại làm nhiệm vụ điều khiển buổi phát thanh.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tự đến đài. Do anh em sinh viên biết mặt nên dẫn vào. Sau khi ông Thái giới thiệu trước sóng, ông Sơn có đôi lời rồi hát "Nối vòng tay lớn". Ông Thái, sinh viên có mặt đã thuộc lời nên cùng hát theo. Chả có đàn địch gì cả. Khi đó, nhiều bộ đội nghe thấy bài hát hay, đã tỏ thái độ vui mừng và cùng vỗ tay theo.


Họ là những ai?
Khi trò chuyện với nhân chứng lịch sử Nguyễn Hữu Thái, tôi từng hỏi và ghi chép tên từng nhân vật trong bức ảnh do nhiếp ảnh gia Kỳ Tâm (Hãng thông tấn AP) chụp. Nhưng vẫn sợ tam sao thất bản, nhất là khi Bùi Việt Hà nhờ chỉ tên tuổi từng người. Ngày hôm qua, đã hỏi lại cẩn thận và đây là những gì nhận được sáng nay từ ông Thái.

Từ trái qua:
- Cán bộ giải phóng tên Cả (quân báo trung đoàn 66).
- Sinh viên lấp ló phía sau, không rõ tên.
- Người xoay lưng lại là sinh viên cao hoc Lý - sinh Hà Thúc Huy, trưởng toán sinh viên khoa học, yểm trợ cho ông Thái điều hành ở Đài Phát thanh SG. Sau này là tiến sĩ, giảng viên Đại học Khoa học TP.HCM, đã về hưu.
- Nhà báo Tay Đức Borries Gallasch (phóng viên Truyền hình Đức & tờ Der Spiegel - Tấm gương).
- Tổng thống Dương Văn Minh.
- Hai bộ đội thuộc trung đòan 66: trung úy Đam (sau là đại tá), Ước (cán bộ tỉnh Đồng Nai, nay đã về hưu).
- Người mặc đồ đen, đội nón trắng, chỉ tay cho phóng viên Đức chỉnh máy cassette là phóng viên Hà Huy Đỉnh (thông dich cho Gallasch).
- Nguyễn Hữu Thái, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (1963-64), tay đang cầm tập giấy trắng.
- Đại úy Phạm Xuân Thệ (trung đoàn 66, sau là trung tướng, đã về hưu).

1 nhận xét:

Nặc danh nói...

Đại uý Thệ tay trái cầm cái gì trắng trắng như tờ giấy học trò gấp đôi(?),trước mặt tướng Big Minh là mấy tờ giấy có vẻ cỡ A4,không thấy chính uỷ đại tá Bùi Tùng trong ảnh. Sao bảo bảo bản thảo của đại tá-chính uỷ là xé từ 1 cuốn sổ hoặc vở từ xà cột của ông? Sao bảo là khi vào phòng thu thệ chả còn vai trò gì?
Nhiều chứng cứ cho thấy Thệ thiếu trung thực.Nhưng bức ảnh này dường không thuộc những chứng cứ nớ. Nói đi thì phằi nói lại.