Năm học đó, nhà trường ghép tân học viên C144 vào C213 để đàn anh khóa 1 Quân sự (Nghiêm Sỹ Chúng, Thanh Sơn, Hồ Thí Thức...) giúp rèn giũa. C213 sơ tán và đóng quân ở Hương Canh.
Sáng ngày 2/9/1969, theo kênh riêng, cánh Trỗi con nghe được tin Bác đã mất và lên BCH C213 nằng nặc xin được về HN viếng Bác: "Bác không chỉ là vị cha già dân tộc mà còn là thầy của cha mẹ chúng tôi. Chúng tôi phải về HN chịu tang Bác". C trưởng và Chính trị viên ngạc nhiên:
- Sáng nay, Đài Tiếng nói VN mới có Thông báo đặc biệt: Bác bị ốm nặng. Làm gì Bác đã mất? Thôi, cứ về lớp đi, khi nào có tin chính xác Bác mất thì chúng tôi bố trí cho về.
- Sáng nay, Đài Tiếng nói VN mới có Thông báo đặc biệt: Bác bị ốm nặng. Làm gì Bác đã mất? Thôi, cứ về lớp đi, khi nào có tin chính xác Bác mất thì chúng tôi bố trí cho về.
Cánh Trỗi con thì biết chắc chắn Bác đã mất và mặc nhiên coi lệnh "khi có tin chính xác Bác mất" thì được cho về, nên đã lẳng lặng ra ga Hương Canh, lên tầu về HN. BCH thấy có hiện tượng lính bỏ trại đã báo động và cho vệ binh mang súng ra ga bắt anh em quay về. Đã đề phòng, dọc đường anh em Trỗi lẩn vào nhà dân rồi tiếp tục ra ga, nhảy lên tầu hàng về xuôi.
Đến HN, anh em về nhà rồi từng nhóm theo gia đình vào viếng Bác trong Hội trường Ba Đình.
Tang lễ xong xuôi, phải 1 tháng sau mới lên đơn vị. Lính trẻ C144 bị tập trung kiểm điểm. Chính trị viên dõng dạc tuyên bố:
- Các đồng chí tự động bỏ về HN viếng Bác là sai lầm, ý thức tổ chức kỉ luật yếu kém.
Anh em phản ứng:
- Rõ ràng thủ trưởng tuyên bố: "Khi có tin chính xác là Bác mất thì sẽ cho về viếng", mà bọn tôi thì đã biết chính xác Bác đã mất sáng 2/9. Nghĩa là chúng tôi làm đúng lệnh thủ trưởng!
- ???... Thế nhưng tại sao viếng xong rồi, tới 1 tháng sau mới lên đơn vị? Vô kỉ luật quá!
- Báo cáo thủ trưởng, Bác mất thì về nguyên tắc chúng tôi phải ở lại dự 49 ngày xong mới lên. Đằng này, chúng tôi đã lên sớm, có 30 ngày đã có mặt ở đơn vị.
Thủ trưởng nghe xong lắc đầu.
Sau vụ này, nhớ là chú Cửu ở Cục Cán bộ có lên nhà trường xem xét kỉ luật nhưng khó quá nên tính đi tính lại và cho qua.
Một kỉ niệm khó quên!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét