Xin góp mấy dòng có liên quan đến những tình tiết được nêu trong phóng sự Bắc Hàn du ký , mà tôi được biết.
Vào đầu những năm 1970 tôi học Trường phòng không Ođessa. Tôi có quan hệ khá thân với một giáo viên –đại tá Culicov, thầy là một nhà sưu tập rất chuyên nghiệp, có một bộ sưu tập rất phong phú các lọai huy hiệu. Chúng tôi các học viên Việt Nam ,đi qua Trung Quốc bằng nhiều cách có thu thật được khá nhiều huy hiệu Mao chủ tịch, to đùng,màu đỏ (sản phẩm của cuộc đại cách mạng văn hóa vô sản) .Sau mỗi kỳ phép anh em chúng tôi tặng thầy các huy hiệu Mao chủ tịch,bổ sung cho bộ sưu tập rất đáng kiêu hãnh này.
Vào các năm đó có một đòan các sỹ quan bắc Triều Tiên sang Trường học ..Trên ngực mỗi vỵ đều có một huy hiệu Kim Nhật Thành .Họ rất trân trọng,hãnh diện khi đeo nó.
Có một lần thầy Culicov với tâm trạng không bình thường trao đổi với tôi, rằng thầy có nhiều giờ giảng bài chiến thuật cho các học viên Triều Tiên qua một sỹ quan phiên dịch Triều Tiên. Quan hệ tưởng như là tốt . Trong một lần lên lớp , vào giờ giải lao thầy nói chuyện với sỹ quan phiên dịch, ngỏ ý muốn xin một huy hiệu Kim Nhật thành ,bổ sung cho bộ sưu tập của mình khá nổi tiếng ở Ođessa của mình.Viên sỹ quan Bắc Hàn nghiêm nghị trả lời, không thể được, huy hiệu này gắn liền với sinh mệnh chính trị của mỗi người được vinh dự mang nó.Nếu ai làm mất,hoặc hư hại huy hiệu thì phải chịu hình thức kỷ luật rất nặng. Ngay từ ngày đó tôi có ấn tượng không bình thường về chiếc huy hiệu này.Sau này do công việc tôi đươc đi đây, đi đó , tôi rất dễ nhận ra những công dân Triều Tiên với chiếc huy hiệu lãnh tụ Kim trên ngực,tay thường kéo va ly to đùng (có lẽ tòan nhân sâm được nhà nước giao cho đi buôn lậu). Tại Sophia, năm 1985 ,trong phòng chờ lên máy bay , tôi ngồi cạnh một công dân Bắc Hàn, trên ngực đeo huy hiệu Kim. Thấy tôi là người châu Á , anh ta bắt chuyện bằng tiếng Nga .Khi biết tôi là người Việt Nam ,anh nhận ra là công dân của một quốc gia thân thiện, thấy tôi lơ đãng trước huy hiệu Kim , anh ta hỏi tôi có biết ai đây không ? Tôi nhún vai , ra hiệu không biết . Anh ta bực mình lắm, nhưng biết làm sao, vì tôi lúc đó rất ghét cái bọn theo hùa ủng hộ Bắc Kinh đánh Việt Nam ,ùng hộ,các tộ ác của Khơme Đỏ, Popot.
Các sỹ quan Bắc Triều Tiên tôi được tiếp xúc , rất kỷ luật (một cách máy móc) ,họ ít tiếp xúc với cáchọc viên nước ngòai , đi đâu ra phố cũng đi theo nhóm g 7 ,8 người . Khi Hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh Việt Nam , được ký kết vào đầu năm 1973. Tòan Trường ,các Đòan học viên các nước kéo đến chúc mừng Đòan Việt Nam.Chúng tôi sống trong những giờ phút hạnh phúc nhất , vì chiến tranh đã kết thúc. Đòan học viên Triều Tiên cũng đến chúc mừng, song họ cố nhấn mạnh rằng đây không phải lần đầu tiên nhân dân cách mạng thế giới chiến thắng đế quốc Mỹ (ý muốn nói Triều Tiên từng thắng Mỹ vào 1953),có anh em trong chúng tôi tức mình chửi đổng (tất nhiên bằng tiếng Việt),mẹ kiếp nếu không có sự hy sinh của hơn 1 triệu chí nguyện quân Trung Quốc thì có ma chiến….) Tôi đem chuyện đó kể lại cho thầy Culicov, thầy lắc đầu ,nói : HE NORMALNƯIE (một lũ người không bình thường).
Việc Nguyên sóai Kim tham gia cách mạng từ 12 tuổi ,16 tuổi là tư lệnh các binh đòan du kích…là chuyện của dân Bắc Hàn.
(Còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét