Thứ Năm, 5 tháng 5, 2011

Làm quen với cái tên Cao Cẩm Quỳ (Trần Đình Ngân-Berlin)

Cao (phải) cuối những năm 60.
 Trong Blogs của các Bạn Trỗi, BTK5 hay nhắc đến tên Cao Cẩm Quỳ , nhiều bài viết nhắc lại những kỷ niệm sâu sắc từ hơn 50 năm trước, ca ngợi tình cảm bạn bè thủy chung và đặc biệt tán dương mối tình thắm đậm Việt Trung mà Cao và các Bạn Trỗi đã cùng nhau vun đắp .
Bản thân Cao Cẩm Quỳ cũng công khai Blog của mình, anh có nhiều bài viết , nhiều bức ảnh kể lại những chuyến du lịch Việt Nam khi bằng tiền túi , khi là khách mời của Bạn Trỗi, lần đi với bạn bè, lần đưa cả vợ con gia đình cùng đi… tất cả đều toát lên tình cảm yêu quý Việt nam, với nhiều cảm nhận sâu sắc, chia sẻ.
Trước một Việt nam giầu đẹp và nặng tình nghĩa, Cao Cẩm Quỳ đã cao giọng ca ngợi. Anh ôm các bạn Việt nam coi như đang ôm ấp những người anh em  ruột thịt. Nhìn đất nước Việt nam, anh khẳng định đây là quê hương thứ hai…
 Vậy, Cao Cẩm Quỳ là ai?

 Tôi chưa gặp mặt Cao Cẩm Quỳ . Dù có trình độ nhất định để giao lưu về ngôn ngữ với đối tác Trung Quốc nhưng tôi cũng chưa có dịp nào để điện thoại hoặc Email trực tiếp với anh.
Thấy cái tên Cao Cẩm Quỳ, Cao « Tư Lệnh » trên BTK5 là một « Hịên tượng » nên thử từ những cái đã biết…nên chăng viết một bài« Bình về A.Cao» chấm phá gửi các bạn cùng đọc .
 Trước tiên cũng phải nói thêm, thông tin mạng là rất tự do, tôi nói những điều tôi biết, tôi viết những điều tôi cho là đúng và đương nhiên xin một lời đại xá khi có điều viết ra không giống với bạn( đã gọi nhau là bạn, là anh em Trỗi thì không phải lo chuyện mình thiếu tôn trọng và lễ độ với nhau), văn minh nhất là no comment còn nếu có trao đổi thì VLC( vui là chính).
 Riêng với Cao Cẩm Quỳ cũng xin nói để bạn hiểu, khi bạn đã công khai Blog, thì không còn sự riêng tư nữa nên những điều tôi nói biết về bạn là đọc từ Blogs (tiếng Trung ) của bạn chứ không phải moi móc , tra tìm từ hồ sơ nào cả ! .

Trẻ con 10-15 tuổi được phong  Tư lệnh  chỉ thời CMVH của Mao Trạch Đông mới có. Cao nếu thật được phong Tư lệnh chắc là vào thời kỳ cả Trung quốc ầm ầm đấu tố và xuyên chuỗi . Hình ảnh một  Tiểu Tướng với bộ quân phục bé, cắt may vụng về, ngực « anh xi » Bác Mao to ngoại cỡ, băng đỏ Hồng vệ binh rực cánh tay, bàn tay lúc nào cũng vung cao quyển Ngữ lục đỏ, xà cột nhà binh đeo chéo người… tôi không lạ gì trong những năm CMVH .
Cao Cẩm Quỳ thời đại loạn đúng tuổi để ra nhập đội ngũ các tiểu tướng của Mao Chủ tịch nhưng không được phe nhóm nào của Hồng vệ binh « xịn » phong làm Tư lệnh !
Cái danh Tư lệnh của anh được phong ở cấp khác : Các bạn học sinh Thiếu sinh quân Nguyễn văn Trỗi đã phong cho chiến sỹ Hồng vệ họ Cao cái danh Tư Lệnh nhưng đặt trong ngoặc kép - người được cử là con thoi liên lạc giữa Tổng đội Hồng vệ binh thành phố Quế Lâm (giới cầm quyền mới) với ban giám hiệu VN của nhà trường.  Trong thời loạn lạc «  bỏ học hành,  đấu tố, đi xuyên chuỗi, chân đất Vạn lý trường chinh…» của thanh thiếu niên TQ, những va chạm giữa Hồng vệ binh Quế Lâm với học viên của Trường Trỗi,  nếu có sự tham gia giải quyết của Cao cẩm Quỳ đều có tác dụng hòa giải và đoàn kết. Vai trò liên lạc của Cao rất có tác dụng giúp đỡ, cung cấp thông tin cho các bạn VN.

Nói về thời được làTiểu tướng , Cao Cẩm Quỳ còn giữ trong Blog một bức ảnh ghép ghi  « Mật trời đỏ nhất ( Thái dương tối hồng) ». Thời CMVH, bức ảnh này rất  thường vì được treo khắp nơi, nhưng thiêng vì ai cũng phải biết : Bác Mao béo tốt, to và rực rỡ  ở góc trên, phía dưới là tòa lầu Thiên An môn được Mặt trời đỏ chiếu sáng . Chú thích cho bức ảnh, Cao không tâng bốc,  cao giọng về ấm no hạnh phúc mà ghi một câu nhận xét:  « Mao trạch Đông đã để lại cho chúng ta cái gì : - Chỉ cần dùng thời gian của mấy năm mà kết thúc được trăm năm loạn lạc ( chiến loạn) của Trung Quốc » .
Có thật câu này Cao tự viết? vì quả đây là một định nghĩa ấn tượng  cho mai sau khi nhớ về CMVH,  rùng mình xét công tội của Người cầm lái vĩ đại .

                            
   Bức ảnh –  Mặt trời đỏ nhất 


Về nhân thân Cao Cẩm Quỳ :
62 tuổi, Cao trùng tuổi với lớp lớn của Trỗi. Những năm sôi động nhất của CMVH, Cao là học sinh trường Trung học số 1 thành phố Quế lâm, là chiến sỹ Hồng Vệ  thuộc Tổng đội Hồng vệ binh Quế Lâm. Gương mặt đậm nét Trung Hoa, mắt cận nặng, vóc dạc cao ráo, đi thẳng, ngực ưỡn – dáng vóc của kiểu người hùng ! (một hình ảnh dễ để liên tưởng tới những tấm ảnh chụp các tiểu tướng Hồng vệ binh của Đại cách mạng Văn hóa ).
 
    自1951年至1976年,1446名中国援越人员在越南人民抗法、抗美救国战争中献出了宝贵生命,他们分别被安葬在越北部和中部的57座烈士陵园内,中国驻越南大使馆每年清明节均前往陵园扫墓、祭奠。
    据新华社报道, 祭扫烈士墓后,扫墓队伍步行来到附近的孟莱中国烈士陵园新址。为发展水电项目的需要,越南需要迁移包括孟莱中国烈士陵园在内的部分建筑。经与中方协商,越 南政府选择了距离孟莱中国烈士陵园不远处的一块高地,这里位于半山腰,绿树环绕,坐南朝北,面向中国方向。越方计划明年6月前在这里建成孟莱中国烈士新陵 园,让52位中国烈士永远仰望祖国,在这里安息。
    在举行了孟莱中国烈士新陵园开工仪式上发表讲话时,孙国祥大使代表中国政府和烈士的家属及亲人们对越南政府和人民长期以来对中国烈士陵园的精心维护表示衷心感谢,并相信越南政府能尽快建好新陵园,让子孙后代能铭记烈士们为中越传统友谊所做出的牺牲和贡献。
    范春魁副主席表示,中国人民的优秀儿女为越南人民做出的牺牲永远不会被忘记。在新的历史时期,越中友谊必将进一步发扬光大,越中全面战略合作伙伴关系必将得到深入发展。
    奠边山下埋忠骨,中越情谊万古存。英雄的中国烈士,越南人民的确没有忘记你们
          Trích một đoạn  bài viết trong Blog của Cao Cẩm Quỳ về việc quy tập hài cốt Liệt sỹ   TQ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và kháng chiến chống Mỹ ( 1951-1976).

Không có nhận xét nào: