Vì biết Đặng Trần Dũng là cháu gọi chú Liêm là bác mà tôi cũng có cảm tình. Dũng từ khóa 4 xuống cùng Trần Lảnh, Ngọc “tốt”, tính tình hiền lành. Dũng "tốt nghiệp" sớm rồi vào học Trung cấp Thông tin cùng Phúc Chiến, sau về BTL TTLL cho tới khi về hưu.
Dũng (ngồi đầu bên trái), Viết "còm" và em gái. |
Ngày làm tập 1 SRTKL, chả nhớ ai (có phải Kháng Trường?) đã tặng BBS tấm ảnh cô Trà cùngcô Minh (mẹ Trường) trong chuyến lên thăm con trên An Mỹ, Đại Từ đã chụp với Phạm Nguyễn, Tất Tuấn, Trịnh Thành Công (lớp 8), Lê Tất Thắng, Đặng Trần Dũng (lớp 7), Kháng Trường, Công Trường (lớp 6) ngay dòng suối Cái, gần gốc đa Hiệu bộ. Lòng suối cạn nước, trơ đáy. Lau sậy mọc kín ven bờ… Tấm ảnh được in trên trang 119 của tập sách.
Chơi với nhau nhưng không thật nhớ Dũng phải sống xa mẹ từ ngày mới vài ba tuổi. Mấy chục năm sau này gặp nhau là mừng, là vui, hỏi thăm nhau sức khỏe, con cái mà quên thăm hỏi về mẹ cha. Cho tới sáng qua nhận tin nhắn của Kha Tư Xô mới biết mẹ Dũng sống và vừa mất tại TP.
Sáng nay có mặt viếng bà mới hay bà Trịnh Thị Bảy (ông Liêm họ Trịnh) vào Nam từ năm 1954… “Thời kì kháng chiến 9 năm, mẹ tôi ở lại HN, – Dũng kể - rồi năm 1954, sau Điện Biên, từ HN mẹ theo tầu thủy di cư vào Nam. Bác Liêm tôi khi đó động viên bố tôi, đất nước có chiến tranh thì từng con người cũng phải chịu đựng những mất mát, những thiệt thòi, hy sinh của chiến tranh...”.
Chừng ấy năm, Dũng sống với bố và cũng chừng ấy năm gia đình bà Trà, ông Liêm là nơi cưu mang Dũng. “Một giọt máu đào…” mà. (Chắc Dũng lên trường cũng nhờ ông bà?). Rồi mẹ Dũng cũng có gia đình mới.
... Sau năm 1975, đất nước thống nhất. Ông Liêm gặp lại em gái trong mỗi lần vào công tác. Có năm vào SG, phải nằm điều trị tại BV Thống Nhất, bà Bảy bỏ hết việc vào chăm sóc ông anh. Cho tới năm 1997, bà mới trở ra HN lần đầu.
“Ấy cũng là cuộc gặp lại của tình xưa sau 43 năm đứt quãng. Buồn là khi đó ông Liêm đã mất”, Dũng nhớ lại “Tôi có thêm các em. Các em thay tôi chăm sóc bà những ngày cuối. Thấy bà mệt, các em đưa bà vào viện. Thấy khỏe, bác sĩ cho bà về. Chiều ấy con cháu qua thăm. Bà mệt đi ngủ rồi đi luôn. Thật nhẹ nhàng...”.
Ấy cũng là hạnh phúc!
Cái ảnh đặt trước linh cữu rất đẹp, bà chụp ngày trở ra Bắc. Trong áo quan, trông bà ngủ thanh thản. Bà đã gặp ông Liêm và chồng rồi đấy…
6 nhận xét:
Đặng trần Dũng cùng học với tôi mấy năm ở trường Trỗi ,nhưng bấy giờ còn trẻ nên cũng it quan tâm đến hoàn cảnh gia đình của nhau .Thấy tính tình Dũng vui vẻ nên tôi không ngờ Dũng phải xa mẹ lâu thế .Thành thật xin lỗi nhé.Cho tôi gửi lời chia buồn chân thành nhé. Hoàng Chương
Khánh Hòa nhớ, mẹ Dũng nhận nhiệm vụ đặc biệt di cư vào Nam.
Tôi rất thân với Trịnh Dân con chú Lê Liêm.Tôi biết chú có một người em gái vào Nam 1954,khoảng 1971 tôi được gia đình cho xem một tấm ảnh có cô Trà,chị Đoan,HồngHà,Hồng Anh .Gia đình nói gửi vào Nam qua đường của Ban Thống Nhất,để mở rộng mạng lưới cơ sở tại Sài Gòn.Năm 1975 tôi và Nguyễn Anh Tường cũng là bạn Trịnh Dân đến thăm gia đình cô của Dân tại chung cư có lẽ (vì quá lâu nên không nhớ ) gần đường Ngô Gia Tự bây giờ(xin lỗi có lẽ là nhà của mẹ Khánh Hoà).Xin chia buồn cùng bạntroi Khánh Hoà.
Xin lỗi tôi nhầm ,đang muốn nói về mẹ Đặng Trần Dũng em gái cụ Lê Liêm (Trịnh Đình Huấn) ,xin thứ lỗi do không cẩn thận,thêm tuổi già.
Bà ở chung cư Nguyễn Thiện Thuật, Q3, gần ngã tư Cao Thắng-Điện Biên Phủ.
that cam dong.tr dung xin chan thanh cam on cac ban kq.tp.hc.kh va cac ban troi k co gi hp khi co duoc nhung thong tin nay.chuc cac khoe nhe
d
t
Đăng nhận xét