Cậu lái taxi còn rất trẻ xin lỗi tôi vì nhầm đường, cứ tưởng PhốVọng là Dịch Vọng, vì "y-em mới lái xe ra phố được một tuần".
Như hàng vạn người từ các vùngkhác vào thủ đô kiếm việc, lăn lộn trên các con phố ngày càng chậtvà lộn xộn, anh taixi cũng khai luôn là mới có bằng lái, giá 10triệu, nhưng cam đoan là "bằng thật".
Cậu ta lái tiếp một đoạn nữarồi lại hỏi tôi muốn rẽ đường nào.
Tôi cũng lâu rồi chẳng còn là"người Hà Nội" nên chỉ còn nhớ hướng từ khu Thái Hà vềnhà mình ở Phố Vọng, chứ không thể chỉ đường qua các ngõ ngách.
Và cả tôi và cậu lái xe quê NamĐịnh kia đều vô tội và không đáng trách.
Nhàm chán anh hùng
Bởi phố Hà Nội bây giờ loạnquá về tên, làm tăng thêm sự lộn xộn vì xây cất bừa bãi.
Lãnh đạo thủ đô và cấp cao hơnđã phạm một sai lầm nghiêm trọng khi chỉ đạo cho việc dùng một sốtên danh nhân làm tên phố ở khắp mọi địa phương.
Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi,Quang Trung ...quanh đi quẩn lại chỉ có vài chục vị anh hùng dân tộcnhưng tỉnh nào, huyện nào, phố nào cũng mang tên họ.
Với Hà Nội thì sự rối rắmđang tăng lên gấp hai, nếu không phải là gấp ba.
Có phố Trần Hưng Đạo ở Hà Nộigốc, nhưng cũng có phố đó ở cả Hà Đông, nay là một quận của HàNội.
Hai Bà Trưng, Trần Quốc Toản,Nguyễn Huệ và nhiều vị khác cũng là nạn nhân của chuyện nhân giốngvô tội vạ tên phố, tên đường, trường học, cơ sở văn hóa, xã hội nhưvậy.
Và các địa danh Hà Tây cũ cùng"hòa nhập" vào Hà Nội mở rộng nên cán cân cung cầu giữa sốđường phố ngày một nhiều ra, và số tên danh nhân bị lệch nghiêmtrọng.
Như thế là đang có tới ba thứHà Nội.
Bên Anh Quốc cũng có nhiều phốvà các quán bia mang tên nữ hoàng và vua chúa nhưng ít ra người tacòn có mã bưu điện để muốn tìm là được.
Còn ở Việt Nam bây giờ, đã vàothế kỷ 21 hơn 10 năm và máy vi tính nối mạng dùng khắp nơi rồi cácđịa chỉ vẫn chỉ là tên đường phố, ngõ, rồi đến ngách và số nhà,không hề có mã bưu điện.
Đó là sự lạc hậu về côngnghệ.
Còn về mặt văn hóa, nhu cầuquá lớn khiến Hà Nội đã và đang đặt cả những cái tên chẳng mấy aibiết.
Lê Gia Đỉnh, một anh đại độitrưởng nào đó thời đánh Pháp cũng được đem ra đặt tên cho một conphố khiến một cuốn sách phải ghi rằng tên phố này "thường bịnhầm là Lê Gia Định".
Rồi đến mấy vị quan chức cáchmạng cộng sản chẳng rõ thành tích là gì, và cũng chỉ vừa mới qua đời,đã được đem ra treo thành biển đường.
Và nhìn chung, tên của các nhânvật chiến tranh nhiều hơn danh nhân văn hóa, khoa học.
Điều này nói lên gì về sự lựachọn đầy thiên vị của nhà nước nếu nhỡ có người nước ngoài tìmhiểu về Việt Nam?
Tại sao người ta lại chẳng thểdùng tên các loại hoa, các loại cây trái mà nước Việt Nam là xứnhiệt đới vốn có vô vàn để gọi các con phố?
Làm như thế vừa tránh đượctranh cãi về con người vừa tạo vẻ hiền hòa, thân thuộc và văn minhcho những con đường ở thủ đô.
Vẫn về tên tuổi và rộng hơn làdanh phận thì các biển hàng và tên quán ở Hà Nội bây giờ khiến tôinảy sinh vài suy nghĩ.
Người nhập cư ồ ạt, người cótiền, có quyền cũng như đông đảo dân hiện sinh hoạt tại thủ đô vẫncòn gốc nông dân nên biển hàng quán cũng thích hợp ở tính"thương nhớ đồng quê".
Thói quen ăn uống của họ, vịgiác của họ vẫn được mời gọi bằng những cái tên quán như "Cơmlam Pắc-Bó, vịt cỏ Vân Đình", hay "Gà đồi, dê núi","Heo Mán, lợn Mường".
Chẳng có gì xấu khi dùng tênđịa phương để quảng bá món ăn vì ai mà không nhớ ô mai Hàng Đường,bánh tôm Cổ Ngư, giò chả Ước Lễ hay bánh cuốn Thanh Trì đã vào thơca.
Nhưng dù quê ngoại ở Hải Phòng,tôi không hiểu nổi biển hiệu "Bánh mì Hải Phòng" thì có gìđặc sắc hơn các loại bánh mì khác?
Và tiệm "Lẩu Tứ Xuyên"nằm không xa tiệm "Bóp chân Tứ Xuyên" gợi ra một cái gì đóhãi hãi.
Sự sánh vai của biển hiệu"Thịt chó Anh Tú" với "Cơm chay Bồ Đề Tâm" khiến takhông khỏi băn khoăn về nhu cầu đa dạng của con người Việt Nam hiệnđại.
Mấy nghìn năm lịch sử là thếnày đây.
Nếu như nhà nước loạn nhịp khiđặt tên đường phố thì dân chúng cũng thả cửa đặt tên hàng quán.
Tự do là điều hay hơn trướcnhiều rồi nhưng bừa bãi Tây-Ta-Tàu quá đáng cũng thành điều phảncảm.
Tôi nghĩ nếu có mở tiệm"Tiết canh Xít-ta-lin", hay "Thịt quay Hít-ne" (ngọngmột nốt cho lạ) thì chắc cũng chẳng ai để ý mà phản đối.
Trong sự bề bộn, mạnh ai nấychen, chèn và chạy ấy, đường phố Hà Nội dù có đèn xanh đèn đỏ vàcông an, là một môi trường có vẻ như là vô chủ.
Nhưng một số dân mạng đã biếtlập bản đồ Google Map để đánh dấu những điểm có công an giao thôngtại Hà Nội nhằm giúp cho người đi lại biết mà tránh.
Tôi cũng nghe trên đài trong xetaxi tiếng báo nhau về đoạn đường nào hiện có công an.
Đây là hiện tượng một xã hộidân sự tự vươn lên, tự tổ chức thành nhóm quyền lợi vì cái chung?
Hay đơn giản chỉ là việc ngườidân dùng phương tiện và công nghệ mới để tự vệ trước nạn ăn chặncủa công an?
Nhưng giải pháp vô chính phủkiểu này chỉ khiến con đường đến nhà nước pháp quyền ngày càng xa,và Hà Nội sẽ tiếp tục ách tắc trong hàng mớ vấn đề không ai dámlàm chủ.
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- NHỚ DUY ĐẢO
- MỘT ĐỜI NHỚ NHAU (Trần Phong k5)
- Lần đầu công bố: Những phút cuối cùng của Lưu Thế Dũng (Tư liệu gia đình)
- Thăm tư gia của Nhất Trung
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Câu đối của dân Đè Nẽng (Hoài Lưu k5)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Trí thức (Ngô Hạnh)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
1 nhận xét:
Cũng may là bác Ngân về được đến nhà, xin chúc mừng.
Bác còn may hơn khi chưa lạc vào mấy cái quán vĩ đại giữa HN, như là: Bún quát, Phở mắng, cháo chửi, tuy ngon, nhưng tởm với nền văn minh đô thị.
Đăng nhận xét