Hội ngộ. |
Cũng dịp ấy mà gặp được những phi công cùng học Mig-21 với anh Trực ở Krasnodar (Liên Xô) những năm 1960.
Đến cả chục bác, từng về nước chiến đấu rồi công tác ở quân chủng KQ (khi vừa tách ra), sau này người thì về trường Sĩ quan KQ, người chuyển ngành về VNAirlines, Học viện HK...
Trong đó có anh Nghĩa "voi", anh trai Lộ k6, cùng khu Trần Phú-Lý Nam Đế với chúng tôi đầu những năm 60, trước khi nghỉ hưu là Phó giám đốc Học viện HK.
Các anh cũng suýt soát lứa anh Phạm Tuân, Bùi Thanh Liêm...
Anh Nghĩa "voi" (áo hoa đen) chúc mừng bố con anh Trực. |
Anh Ba Biển (đứng) đang uống cạn ly vì không phảỉ "giặc lái". |
Chả thế các anh đều biết 2 anh em Tam-Tuyên (vô tuyến), anh Tuân "gái" (đặc thiết), anh Kỉnh (radar), anh Hùng "min" và anh Cơ (cơ giới)... cùng về học đại học với k5 chúng tôi trên trường Quân sự.
Giờ các bác đều đã ngoài 65, nhưng vẫn vui vẻ, trẻ trung.
1 nhận xét:
Rất cám ơin Vũ Minh Trực (bạn thời thò lò mũi),cháu Vũ Minh Trí tổ chức buổi gặp vui vẽ,đáng nhớ này.SAu gần 50 năm tâi gặp lạn Nghĩngười mà học sinh Hà Nội lấy làm gương,1963sau khi tốt nghiệp cấp III, dù là con cán bộ cao cấp ,Nghĩa tình nguyện lên Thái Nguyên lao động.!964 về thi đỗ vao Đại học bách khoa.1965 khám tuy6ẻn phi công,trung truyển,theo nghiệp binh dến hàm đại tá.Từng lái A37 ném bom quân Pônpốt ở chiến trường K.Nghiã thú thật đánh mhau với quan du kich không đơn giản,cũng hãi ,hãi là.Về tư chất Nghĩa có thể làm người lãnh đạo có năng lực trong hệ thống chính trị cùa Việt nam,song số không phải như vậy. Lính bay của năm 1965 là mì chính cách của Quân đội,nhân dân ,nay la phó thường dân ,họ vẫn rất gắn bó. KC
Đăng nhận xét