Thứ Hai, 26 tháng 9, 2011

Bạn biết gì về cây thốt nốt?



Đọc lịch sử và lần này được lang thang sang đó mới hay, cách đây cả chục thế kỷ Đế quốc Khmer cực kì hùng mạnh. Đất Khmer ngày ấy rất rộng. Có thời dân Khmer từng tự hào: cây thốt nốt mọc đến đâu thì ở đấy là lãnh thổ Khmer!
Đúng thật, suốt từ Xiêm Riệp về Phnompenh rồi qua phà Niêc Lương về Mộc Bài, đâu đâu cũng thấy thốt nốt; trong vườn, ngoài cánh đồng, dọc đường quốc lộ, bên bờ sông... mà thốt nốt mọc rất thẳng hàng thẳng lối.




Từng nêu thắc mắc này với huớng dẫn viên du lịch người bản địa thì đuợc giải thích: Quả thốt nốt chín rụng xuống đất. Bò nhặt quả ăn và nhằn hạt ra ruộng. Mùa lụt, nuớc lên sẽ mang hạt thốt nốt trôi đi, đến bờ ruộng thì bị giữ lại. Hạt sẽ nảy mầm, mọc lên thành cây. Chủ ruộng có thể chặt đi cho quang, còn muốn giữ thì cứ để thế cho cây lớn lên. Nhưng để có trái, có mật làm đường thốt nốt cũng phải mất vài ba chục năm.


Thốt nốt có cây đực và cây cái, nói vậy chắc chả ai tin. Đúng vậy. Cây đực thuờng cao hơn cây cái. Cây đực thì nở hoa (bông), cho ra mật; còn cây cái thì cho ra quả.


Đến mùa lấy mật, người ta leo lên ngọn, dùng dao cắt ngang ở cuối bông hoa thốt nốt rồi cắm vào đó 1 ống hứng mật. Cứ thế nuớc mật chảy vào ống. Khi đầy, lấy xuống cho vào nồi. Được nhiều mật sẽ cho lên chảo thắng mật thành đường. Đường thốt nốt thơm, mát, ngọt dịu chứ không gắt.


Anh bạn huớng dẫn viên kể, từ lâu nhà anh không dùng đường công nghiệp mà chỉ ăn đường thốt nốt. Kho thịt cá, nấu chè cũng bằng đường thốt nốt. Rất ngon.
Còn quả thốt nốt chín sẽ bóc vỏ, nạo ra lấy bột làm bánh. Ở CPC có món bánh bò bằng bột thốt nốt rất ngon. Gỗ thốt nốt rất tốt, có thể làm kèo cột khi dựng nhà, làm cầu bắc qua kênh còn bền hơn các loại gỗ khác.
Đi 1 ngày đàng đúng là học được 1 sàng khôn!

1 nhận xét:

Nặc danh nói...

Hay quá, được biết thêm về cây thốt nốt. Cám ơn anh đã chia sẻ thông tin bổ ích!
DH