Nghe tên ông đã lâu nhưng phải đến gần đây mới giáp mặt. Chả là hôm đó anh Dương Thanh mời khách từ HN vào (Minh Đức, Thanh Vinh, Quang Huy), tôi được "ăn theo". Vô tình cánh nghệ sĩ gặp nhau ngay cửa Saigon Pearl, họ nhận ngay ra bác Quốc Trụ "đồng nghiệp"; và cũng vô tình mà cả 2 nhóm cùng tới 1 địa chỉ. Vậy là chủ nhà Dương Thanh cũng thân thiết với NSUT Quốc Trụ.
Từ 1963, anh Trụ xin vào nhà hát giao hưởng. (Hồi đó có cả đào tạo tại chỗ). Gia đình vốn gia giáo, không có ai theo nghệ thuật nên ông nội phản đối: "Cái nghề xướng ca vô loài" và từ cháu. Vì yêu nghề nên cứ liều. Nhưng anh cũng tự học hàm thụ và 1967 có bằng sư phạm văn-sử. Khi đó về khoe, ông cụ mới gật đầu.
Rồi 1969, anh được sang Bulgari học thanh nhạc hệ đại học. Tới 1975 thì tốt nghiệp, về nước đúng ngày miền Nam giải phóng. Khi ông Lưu Hữu Phước làm ở Bộ Văn hóa ngoài này đã quen, rồi khi là thứ trưởng Văn hóa của Chính phủ lâm thời CHMNVN ông có sang Bul. Gặp ông, anh Trụ đề nghị sau này được vào Nam. Và sau 30/4 đúng có 7 ngày, Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Văn hóa) gọi lên: "Có ý kiến anh Phước xin anh đi Nam. Mới đi xa về, liệu anh có...". "Cả nước đang sục sôi, việc của cá nhân tôi có nhằm nhò gì. Vậy là mũ tai bèo, áo xanh giải phóng, khoác ba lô đi liền", anh nhớ lại.
Vào tiếp quản Viện Quốc gia Âm nhạc SG: "Lúc ấy cơ sở nghèo, nát, chỉ còn mấy xác nhà; kèn trống chả có gì". Đến năm 1976 có quyết định thành lập Nhạc viện TpHCM, gặp giám đốc Quang Hải, anh đặt vần đề: "Tôi có mấy đề nghị: Thứ nhất cho tôi chỉ làm chuyên môn. Thứ 2, anh người Nam, tôi người Bắc, nếu thấy không hợp, anh cứ nói thẳng và tôi sẵn sàng ra đi. Thứ 3, ông nhớ là cho đi có giấy tờ đàng hoàng vì bản thân tôi không xin vào đây mà do Bộ cử...".
Với cái tính "sĩ" của dân Bắc Hà, anh làm chủ nhiệm Khoa Thanh nhạc đúng 25 năm, không bon chen, kèn cựa. Cũng chừng ấy năm, anh đào tạo ra bao nhiêu nghệ sĩ cho đất nước. Thế hệ ban đầu có Họa My, sau này là Tuấn Phong, Tạ Minh Tâm...
Giờ đã 71, anh vẫn tham gia giảng dạy ở Nhạc viện. Nay thêm các tiết ở trường Đại học SG. "Cứ sống vô tư, thoải mái với chính mình. Anh em bạn bè thân có việc thì qua giúp cho vui". Hôm tới họp mặt Học viện KTQS anh cũng đến góp vui bằng những bài ca về lính.
Có điều lí thú là, anh có cậu con trai đang là hạ sĩ lính thủy Mỹ. "Cháu từng học piano, từng tốt nghiệp hệ chỉ huy nhưng sau đó xin đi học đại học, lấy bằng máy thủy bên đó. Cháu xin phép vào phục vụ QĐ Mỹ 4 năm. Vừa hết 1 năm. Ở đâu thì QĐ vẫn là môi trường giáo dục kỉ luật nhất", anh tự hào giở điện thoại cho tôi xem cháu đang trong bộ đồ trắng của lính thủy, đầu đội mũ có dải sóng.
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- MỘT ĐỜI NHỚ NHAU (Trần Phong k5)
- NHỚ DUY ĐẢO
- Thăm tư gia của Nhất Trung
- SINH VIÊN QUÂN SỰ CÙNG NHỮNG CHUYẾN TẦU (KQ)
- Nghề xin ăn không chỉ có ở VN (ST: Trần Đình Ngân)
- Lần đầu công bố: Những phút cuối cùng của Lưu Thế Dũng (Tư liệu gia đình)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
1 nhận xét:
Anh Trụ luôn dạy học sinh: Các em học không chỉ để mình hát được mà phaỉ dạy được cho người khác hát được.
Học để làm thầy.
Đăng nhận xét