Thêm chú thích |
Ngày trẻ. |
“Tôi bây giờ phải nói thật với các bạn là tôi sống khổ, sống rất khổ, thiếu thốn mọi thứ …mà tôi trách cái xã hội … Tôi chỉ sống bằng tình thưong cảm của anh em bạn bè … Bạn bè đến thăm tôi, thấy tôi khổ ...thì có bao nhiêu tiền móc ra cho tôi …Tôi quý những đồng tiền đó lắm …
Có điều tôi muốn nói là … tôi nhận thấy không có chế độ nào bẩn thỉu như cái chế độ này. Nó coi người ta như rơm rác, nó không coi con người ra gì cả ..rơm rác…bẩn thỉu ….”
Nghe mà lạnh mình. Tại sao vậy ? Tại vì nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý là một nhạc sĩ đã có nhiều bài hát được trình diễn trong vài chục năm dài, kể từ tiền chiến và sau này như “Tiễn Anh Lên Đường, Người Đi Xây Hồ Kẻ Gỗ” …và trong quá khứ ông cũng đã được chế độ cộng sản ưu đãi so với nhiều văn nghệ sĩ khác. Năm 2000 ông được trao tặng giải thưởng HCM về Văn Học cho các tác phẩm: “Mẹ Yêu Con, Bài Ca 5 Tấn, Tấm Áo Chiến Sỹ Mẹ Vá Năm Xưa, Một Khúc Tâm Tình Của Người Hà Tĩnh, Dáng Đứng Bến Tre …”. Năm 2005 và 2006 ông đã được tôn vinh trong những “Đêm Vinh Danh Tác Phẩm Nguyễn Văn Tý”. Nhưng bây giờ ông lại trở nên bất mãn và không sợ hãi gì mà nói thật lòng mình cho những phóng viên từ nước ngoài trở về gặp ông tại nhà riêng của ông ở Sài Gòn.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý sinh ngày 5 tháng 3 năm 1925 tại thành phố Vinh, Nghệ An. Thuở bé ông học ở trường Quốc Học Vinh và được một giáo viên người Pháp dạy cho những bài hát của Tino Rossi đang thịnh hành. Sau đó ông học nhạc lý với một linh mục người Tây Ban Nha và học đàn với một nhạc sĩ người Trung Hoa . Năm 1944 ông đi hát cho một phòng trà ở Vinh để kiếm sống. Năm sau, ông tham gia kháng chiến và hoạt động văn nghệ cho tỉnh Nghệ An trong lãnh vực nhạc và kịch. Năm 1948 ông công tác ở đoàn văn hoá tiền tuyến thuộc Quân Huấn Cục. Từ năm 1950, ông nhận nhiệm vụ đi xây dựng đoàn văn công của Sư đoàn 304 và làm trưởng đoàn.
Cuối năm 1950, khi về chơi ngang nhà người bạn ở huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An, ông đã viết bài Dư Âm để nói về cô em gái của người bạn này. Như chính lời kể của ông về lai lịch bài hát “Dư Âm”:
“-Đây là một hình ảnh hoàn toàn có thực. Người con gái mà tôi yêu đó, ít hơn tôi gần 10 tuổi. Cho nên lúc đó gia đình cô không cho phép tiến tới hôn nhân. Người con gái đó đã phản ứng khi lần cuối cùng gặp nhau là nàng đợi đêm đến lúc trăng lên, mới ra sau nhà gội đầu, rồi ôm đàn ra hát. Đó là một cơn điên trong người nàng, như một phản ứng quyết liệt chống lại gia đình phong kiến. Và gửi cho tôi một lời thông điệp. Cho nên tôi ghi nhận hình ảnh đó một cách trọn vẹn. Đó cũng là hình ảnh tôi đã ấp ủ bấy nhiêu năm, và tôi vẫn coi đó như một nguồn cảm hứng để viết lên những lời ca trong bài Dư Âm.”
Chính bài hát “Dư Âm” này đã khiến cho nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý bị đơn vị đưa ra kiểm điểm vì đã sáng tác một bài hát quá ủy mị, không hợp với thời toàn quốc đang kháng chiến lúc đó. Hầu như bài hát Dư Âm này bị cấm trình diễn ở miền Bắc trong nhiều năm dài và chỉ được phổ biến rộng rãi ở miền Nam tự do sau này.
Năm 1951, ông giải ngũ và xin về làm việc ở Chi hội Văn nghệ Liên khu IV. Năm 1952, ông quen biết và sau đó lập gia đình với cô Bạch Lệ (là em gái của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương, tác giả bài “Đêm Đông”). Cuối năm 1957, ông cùng với Nguyễn Xuân Khoát, Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước, Văn Cao được chỉ định thành lập Hội Nhạc Sĩ Việt Nam. Sau đó khi đang là ủy viên chấp hành khóa đầu tiên của hội thì xãy ra vụ án Nhân Văn-Giai Phẩm khiến cho những người bạn của ông như Văn Cao, Hoàng Cầm, Trần Dần phải bị kỹ luật, bị tù … Nên theo lời khuyên của Lưu Hữu Phước, ông tránh xa khỏi Hội Nhạc Sĩ này và xin đi nghiên cứu dân ca ở miền quê. Đầu năm 1961, ông được biệt phái về Hưng yên, thời gian này nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đã viết một số ca khúc như Chim Hót Trên Đồng Đay, Dòng Nước Quê Hương (1963), Tiễn Anh Lên Đường (1964).
Năm 1975, ông chuyển về Viện Nghiên Cứu Âm Nhạc, thuộc Bộ Văn Hóa, cơ sở II tại thành phố HCM. Trong khoảng thập niên 1990 ông vẫn sáng tác nhiều, khoảng hơn 20 bài, nhưng không có bài nào nổi tiếng.
Vào năm 2004, lúc được 79 tuổi, ông bị tắc ngẽn mạch máu não 2 lần và bị liệt hai lần, nhưng dần dần hồi phục. Vì vậy, chúng ta mới nghe được những lời phát biểu và nhận xét thật xác đáng của ông về chế độ CS hiện nay ở trong nước. Với số tuổi đời hơn 82 nhưng thần trí của ông vẫn còn rất sáng suốt, dù nhạc sĩ lão thành phải than là “giờ đang sống rất khổ” như mọi người đã thấy trong Asia 55. (Chắc chắn là đoạn phim phỏng vấn này ít ai ở trong nước có thể xem được?)
Trên đây là sơ lược về những mảnh đời có thể nói là khá bất hạnh của vài nhạc sĩ đã được phỏng vấn trong chương trình Asia 55. Bất hạnh vì họ đã sớm lìa trần hay vẫn còn đang sống cuộc đời cơ cực nơi quê nhà trong quên lãng của biết bao nhiêu người đã và đang thưởng thức những bài ca của họ. Có lẽ nhiều người trong chúng ta đang ngậm ngùi chua xót cho những nhạc sĩ kém may mắn này và băn khoăn tự hỏi mình phải làm gì để tỏ lòng tri ân cho những cống hiến tuyệt vời của họ?
1 nhận xét:
Nhạc sỹ NVT ở KTT 96 Phố Huế cùng các NS Phan Huỳnh Điểu,Văn Ký,nhà thơ Lưu Quang Vũ...Mình hay đến nhà bác PHĐ chơi với Phan Hồng Việt .Về thân phận của ô sau này bây giờ mới biết.
Đăng nhận xét