1. Vào một buổi chiều tối, đang ngồi tán phét thì Thanh Đường k4 bước vào:
- Vào uống nước đã, chè vừa pha, ngon lắm! - Khải nói
- Có việc sang nhờ các ông đây, phải đi ngay. - Đường trả lời
- Có việc gì mà vội thế, vừa uống vừa trình bày, nếu cần thì bọn này xong ngay.
Thì ra Đường đóng quân ở làng bên. Chủ nhà có anh con trai cũng biết chơi ghita, trình độ chỉ hơn Đường một tý. Trong lúc “trà dư tửu hậu” anh ta có ý cho rằng mấy chú bộ đội toàn loại “Đàn gẩy tai trâu, dùi đục chấm mắm cáy” biết gì mà đòi chơi nhạc. Đường đề nghị chúng tôi “thể hiện” để chứng tỏ luận điểm của anh ta là sai.
Mặc dù lúc đó “bồ đàn” chỉ có 2 người (Kiến Quốc ở lại trường có nhiệm vụ khác), chúng tôi vẫn quyết định lên đường. Khi vào nhà gặp một anh thanh niên mặc áo phông trên có in dòng chữ “yêu âm nhạc”.
“Anh ta đấy” - Đường bảo.
Tôi và Viễn chiến ngồi ở góc sân và tiến hành trình tấu một loại các bài “tủ”. Lúc đầu chỉ có mấy đứa chúng tôi chơi với nhau, nhưng đến bài thứ 3 thì thấy anh ta mang ghế ra ngồi ở hiên nhà, đến bài thứ 5 thì anh ta bỏ ghế ra ngồi cùng chiếu với chúng tôi. Đến bài thứ 8 thì thấy anh ta đứng lên, bỏ vào nhà, cả bọn nhìn nhau. “Cứ chơi tiếp đi”, Đường bảo. Đến bài thứ 10 thì thấy anh nói ra:
- Các anh nghỉ tay, uống nước rồi lại chơi tiếp.
- Có chuyển biến rồi đây, uống thì uống – Khải nói.
Ngoảnh lại đã thấy anh mang ra một cái mâm, trên đó có 1 chai rượu, mấy cái ly và một đĩa lạc rang. “Chả mấy khi Rồng đến nhà Tôm, đệ thật vinh hạnh mời các huynh chén rượu nhạt trước để kết tình huynh đệ, sau để cho đệ được phép thụ giáo” – Anh ta nói. Nghe giọng phường tuồng của anh ta, không ai dám cười (với người dân tộc mà cười là thất lễ). Sau khi uống rượu chúng tôi còn chơi mấy bài nữa rồi xin phép ra về, anh ta cứ khẩn khoản mời chúng tôi hôm sau lại đến nữa.
Sau hôm đó chúng tôi còn “biểu diễn” ở nhà anh ta thêm mấy lần, “chén rượu nhạt” ngày càng trở lên thịnh soạn. Còn Thanh Đường thì phấn khởi lắm, vì “tầm vóc” của hắn trước anh chủ nhà đã “lên cao vời vợi”.
Buồn cười là sau đó giữa 2 làng có một cuộc tranh luận về quê quán của chúng tôi. “Các chú ấy là người miền núi thì mới vác sặt giỏi thế, lại còn biết bắt ong nữa”, “Các chú ấy là dân thành phố mới chơi nhạc “sành điệu” như vậy”. Nghe đồn đại chúng tôi chỉ cười. Quan hệ quân dân trong suốt thời kỳ chúng tôi ở đấy là rất tốt.
Tài lẻ dùng để dân vận - đặc biệt là kiếm ăn tốt quá, phải không các bạn?
2 nhận xét:
Cảm ơn Nam "đen' đã thông báo sớm. Hà Mèo có ghi lại toàn bộ phóng sự đuợc không?
Bập bập, đăng nhầm comment.
Đăng nhận xét