Thứ Ba, 6 tháng 12, 2011

Thông tin tham khảo

Tại sao sự nhu nhược của Obama lại

có thể là sức mạnh lớn nhất của ông?

Nhà phân tích: Mặc kệ Trung Quốc khoa trương, Obama tốt nhất nên nhún nhường trước con rồng này. Thomas Mucha

Ngày 20-1-2011
BOSTON — Trước sự hiện diện của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tại Washington tuần này, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã phải nghe vô số lời khuyên về cách cư xử với đối tác Trung Quốc.
Ngoại trưởng Hillary Clinton, các nghị sĩ và các nhà hoạt động trên toàn thế giới đòi ông phải nhấn mạnh với Hồ Cẩm Đào về tình hình nhân quyền ở Trung Quốc, đặc biệt là cách đối xử của Bắc Kinh với người được giải Nobel hòa bình Lưu Hiểu Ba. (Ông Obama đã làm việc này).




Bộ trưởng Tài chính Timothy Geithner đòi Tổng thống Obama phải tập trung vào vấn đề đồng nội tệ (yuan, tiếng Hán-Việt là “nguyên”, chính là đồng Nhân dân tệ) bị Trung Quốc đánh giá dưới giá trị, mặc dù tuần này đồng yuan vừa tăng giá so với đôla Mỹ, mức tăng cao nhất trong vòng 17 năm qua. (Ông Obama đã làm việc này).
Giới lãnh đạo các doanh nghiệp Mỹ đòi Tổng thống Obama phải xúc tiến lối vào thị trường nội địa đang không ngừng tăng trưởng của Trung Quốc với 1,3 tỷ người tiêu dùng tiềm năng. (Ông Obama đã làm việc này).
Đó là rất nhiều những cuộc đàm thoại căng thẳng, đặc biệt đối với một nhà lãnh đạo Mỹ, người mà – theo tinh thần chung trên Internet phản ánh – đã bị khủng hoảng kinh tế đẩy vào thế phải nhún nhường, thậm chí khúm núm, khi đối diện với một nước Trung Hoa nghênh ngang mới nổi.
Đoạn video này lan như virus trên mạng tuần qua, đã khái quát hóa tâm trạng đó:
                                                gauche dung 2.gif
http://www.youtube.com/watch?v=3MM8dbWZ8Xw&feature=player_embedded
Hồ Cẩm Đào thăm Washington DC

- Obama: Chủ tịch Hồ. Máy bay của ông đẹp quá. Hy vọng ông vừa có một chuyến bay tốt đẹp. Bây giờ phải bơm bánh đã phải không?
- Hồ Cẩm Đào (ném chìa khóa cho Obama): Đừng làm xước đấy.
Gặp một người treo biển: “Sẽ phát hành trái phiếu để xin ăn”. Hồ Cẩm Đào đưa tiền.
- Obama: ………
- Hồ Cẩm Đào: Ben (tức Bernanke-Chủ tịch Cục dự trữ liên bang FED), tiền thật đấy nhé. Hy vọng là giúp được các vị.
Obama và Hồ Cẩm Đào trong văn phòng:
- Obama: Đây, chỗ này là nơi chúng tôi đặt Phòng Bầu dục nổi tiếng. Kia là nơi tất cả những điều kỳ diệu … Chủ tịch Hồ, ơ, ông làm gì thế? Ồ, thôi không sao.
Hồ Cẩm Đào hạ chân dung Washington xuống, treo chân dung Mao Trạch Đông lên:
- Obama: Tôi đợi đây vậy. Ông cứ tự nhiên. Đừng ngại.
Obama viết lưu niệm.
-        Obama: Nào, chúng ta hãy thêm một cặp tên nữa vào đây … Obama-Hồ … OK, ngài Chủ tịch… Không rõ khi nào ông muốn tiếp tục phần sau của tour này?
Obama và Hồ Cẩm Đào tới Walmart.
- Obama: Ngài Chủ tịch, xin gửi đến ông một món quà có ý nghĩa biểu tượng: Mũ cao bồi, biểu tượng cho tinh thần Mỹ về các giá trị độc lập…
(Mũ ghi “Made in China”, “sản xuất tại Trung Quốc).
- Obama: Ôi trời… đây là sản phẩm của chúng tôi mà.
Obama và Hồ Cẩm Đào trước bục diễn thuyết:
- Obama: … Khi tôi nói về “độc lập”, thì tức là “độc lập lẫn nhau”.
-         Hồ Cẩm Đào: America, oh yeah!

Dĩ nhiên đây chỉ là một trò vui. Nhưng cũng như tất cả các màn hài hước vĩ đại (hãy xem vụ danh hài Ricky Gervais công kích cả Hollywood tại lễ trao giải Quả Cầu Vàng vừa diễn ra), ở đây cũng có phần nào sự thật. Và thậm chí có cả giá trị thông tin.
Khi nói về mối quan hệ phức tạp trong lĩnh vực kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc, một chút nhún nhường có tính toán về phần Obama có thể đi một bước ngoạn mục trong việc giúp Hồ Cẩm Đào kiểm soát được tình hình rất khó khăn ở Trung Quốc hiện nay.
Đó là bởi vì, bất chấp những bài hùng biện sống sượng nói những điều hoàn toàn ngược lại – Trung Quốc chưa phải là siêu cường của thế giới như nhiều người Mỹ lo ngại. Và, nhún mình trước con rồng này quả thật có thể giúp nước Mỹ đạt được lợi ích quan trọng nhất.
Trên thực tế, có vô vàn nhược điểm đáng lo ngại mà Hồ Cẩm Đào và đội ngũ của ông ta phải biết xử lý một cách khéo léo vì lợi ích của Trung Quốc và của cả Mỹ – do bản chất phụ thuộc lẫn nhau trong mối quan hệ song phương thiết yếu này.
Điều đó đặc biệt đúng trên khía cạnh chính sách kinh tế. Bắc Kinh giờ đây đang trên đường thực hiện một nhiệm vụ rất tinh tế và có nhiều khả năng là rất nguy hiểm: Liệu các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thành công trong việc đưa sự thịnh vượng đang tăng lên ở các tỉnh công nghiệp hóa và vùng duyên hải hiện đại đến với khu vực nông thôn trong nước, nơi vẫn còn đang đói nghèo đến tuyệt vọng không?
Quan trọng hơn, liệu họ có thể thực hiện trọn vẹn điều ấy mà vẫn giảm thiểu được những bất ổn chính trị nội địa có thể kiểm soát, những hỗn loạn trong nước, và – ở tình huống tồi tệ nhất – không gây chia rẽ quốc gia?
Đây không phải những nỗi lo hão huyền. Chỉnh đốn tình trạng bất bình đẳng kinh tế là bước cần thiết để đảm bảo một nước Trung Hoa ổn định, hòa bình và thịnh vượng. Hơn thế nữa, những mối lo ấy còn hàm chứa cả ý nghĩa kinh tế và chính trị.
Người dịch: Đan Thanh


Không có nhận xét nào: