Sang đến năm nay thì Cụ đã bước qua tuổi 90 được vài năm. Hãng Electrolux ra đời và hoạt động đã được hơn 90 năm, thỉnh thoảng họ tìm được trong dân gian những chiếc máy giặt Electrolux 80 năm vẫn chạy tốt. Vâng! 80 năm vẫn chạy tốt, chắc chắn là chỉ với máy giặt Electrolux. Đó là ta nói chuyện máy móc.
Máy móc là những vật vô tri nên không hề biết đến tuổi già. Con người thì khác, một khi đã vượt qua tuổi chín mươi như Cụ thì mọi thứ cơ phận trong người đều rệu rã. Tay run, chân chậm, mắt mờ. Sương rơi mái tóc lơ thơ bạc đầu. Tay run, chân chậm nên Cụ di chuyển nhờ cây gậy. Thời gian gần đây đến gậy cũng không giúp được Cụ nữa rồi, đi lại Cụ phải vịn vào vai người khác, khi Cụ có nhu cầu di chuyển nhất thiết phải có một người khỏe mạnh dắt Cụ đi. Đến bữa ăn phải có người trông chừng, đầu bữa Cụ đòi tự xúc và gắp lấy thức ăn nhưng gần cuối bữa thì phải bón cho Cụ thì mới xong được bữa ăn. Thận kém rồi, ban đầu thì đêm dậy đi tiểu ba bốn lần, bây giờ thì chẳng thành lần thành lượt gì sất nên Cụ phải đóng bỉm. Tuy vậy nhờ ơn Trời, Cụ ít hay ốm vặt. Đó là do hai nhẽ: thứ nhất từ thời trai trẻ rồi đến lúc đương chức đương quyền Cụ theo một chế độ dinh dưỡng và luyện tập có thể nói là tốt nhất theo chỉ định của bác sĩ dinh dưỡng. Và thứ hai: cái chế độ tốt nhất ấy được duy trì cho đến tận bây giờ.
Cụ sống với ông con cả trong ngôi biệt thự ở Mỹ Đình. Ngôi biệt thự ba tầng và một tầng trệt sơn màu xanh nhạt mặt bằng hơn một trăm mét vuông tọa lạc trên mảnh đất hai trăm rưỡi mét vuông, chung quanh ngôi nhà trồng hoa và cây cảnh. Ga ra ở tầng trệt chứa hai chiếc xe, chiếc Mercedes C250 của ông con cả và chiếc Toyota Fortuner 2.7V dành cho sự di chuyển của Cụ khi có nhu cầu. Ông con cả tự lái xe nên chỉ phải nuôi một lái xe.
Ngoài lái xe còn một anh bếp, một vú già và một vệ sĩ. Vú già năm nay còn thiếu vài tuổi nữa thì đến sáu mươi có nhiệm vụ cùng với vệ sĩ chăm nom bữa ăn giấc ngủ cùng các nhu cầu khác của Cụ. Khi lái xe đưa Cụ đi dạo phố hóng mát thì vệ sĩ phải tháp tùng. Người trong gia đình thì có vợ chồng ông con cả với người con trai út năm nay đang học đại học, cô chị cả đã đi lấy chồng.
Ngoài lái xe còn một anh bếp, một vú già và một vệ sĩ. Vú già năm nay còn thiếu vài tuổi nữa thì đến sáu mươi có nhiệm vụ cùng với vệ sĩ chăm nom bữa ăn giấc ngủ cùng các nhu cầu khác của Cụ. Khi lái xe đưa Cụ đi dạo phố hóng mát thì vệ sĩ phải tháp tùng. Người trong gia đình thì có vợ chồng ông con cả với người con trai út năm nay đang học đại học, cô chị cả đã đi lấy chồng.
Một ngày đẹp trời Cụ cho gọi ông con cả hầu chuyện. “Anh cả này! Thời gian thấm thoát thoi đưa, mới đấy mà mẹ anh quy tiên đã được gần sáu năm.”; “Vâng!”; “Gần sáu năm tôi sống cô đơn”; “Cụ còn có con, có cháu, vả lại con có để Cụ thiếu thứ gì đâu?” ; “Thì đã đành đi một nhẽ, còn một nhẽ nữa chắc anh chưa nghĩ đến cho tôi”. Câu chuyện đến đây thì ông con cả đã chín phần hiểu được nhẽ ấy là cái nhẽ gì. Ông tiếp lời: “ Thì dân gian có câu: Con chăm cha không bằng bà chăm ông, Cụ đã nói thế thì con hiểu rồi” ; "Hiểu! Thế mà cũng gọi là hiểu. Ai khiến anh rước bà về làm gì? Chăm tôi còn chưa đủ hay sao lại còn muốn rước một bà lão về? Tôi không cần!” . Đến cái đoạn này thì ông con cả thực sự hiểu là Cụ cần gì.
Nói thẳng ra là Cụ cần một nàng hầu, một nàng hầu nhìn mát con mắt, mùa hè da thịt thơm tho mát rượi, mùa đông hơi thở ấm nồng. Đại gia tuyển nàng hầu cũng như vua chúa tuyển cung phi thì phải tuyển những mơn mởn đào tơ. Đào chi yêu yêu/Chước chước kỳ hoa. Đào tơ mơn mởn xinh tươi/Hoa hồng đơm đặc dưới trời xanh trong, có ai lại đi tuyển bà lão bao giờ, Cụ mắng cho là phải. Và bây giờ trước mắt ông con cả đặt ra một nhiệm vụ nặng nề: nạp phi cho Cụ.
Nói thẳng ra là Cụ cần một nàng hầu, một nàng hầu nhìn mát con mắt, mùa hè da thịt thơm tho mát rượi, mùa đông hơi thở ấm nồng. Đại gia tuyển nàng hầu cũng như vua chúa tuyển cung phi thì phải tuyển những mơn mởn đào tơ. Đào chi yêu yêu/Chước chước kỳ hoa. Đào tơ mơn mởn xinh tươi/Hoa hồng đơm đặc dưới trời xanh trong, có ai lại đi tuyển bà lão bao giờ, Cụ mắng cho là phải. Và bây giờ trước mắt ông con cả đặt ra một nhiệm vụ nặng nề: nạp phi cho Cụ.
Khó đấy! Khó khăn không phải ở chuyện tuyển người, với khả năng tài chính và quan hệ rộng rãi của mình ông con cả tuyển ai mà chẳng được. “ Cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng…rất nhiều tiền”. Theo cái triết lý ấy thì chuyện tuyển người đối với ông con cả không phải là chuyện khó bởi vì ông có rất nhiều tiền. Rất là nhiều tiền! Nhưng mà Cụ khó tính lắm, mắt tuy đã mờ nhưng hãy còn tinh đời, đem người về trình lên mà Cụ không thấy mát con mắt hay một chút xao xuyến trong lòng thì không xong. Mà đã không xong thì rách chuyện. Vì vậy ông con cả đắn đo cân nhắc cẩn thận lắm. Tính đi tính lại mãi rồi cũng tìm được người đem về trình lên. Đó là một cô nàng ngoài hai mươi tuổi, thi trượt đại học, đã mấy năm nay chưa có công ăn việc làm ổn định, chồng con chưa có, đã yêu ai chưa thì biết đâu đấy! Hình thức không đến nỗi nào, người dong dỏng cao, khuôn mặt trái xoan, hồng hào khỏe mạnh. Giải thích, hứa hẹn, thuyết phục mãi người ta mới chấp nhận cái thủ tục diễn ra hôm nạp phi. Thì cũng chẳng có gì rắc rối: hôm đó cô phải đến ngôi biệt thự tắm rửa sạch sẽ, xong rồi không mặc quần áo mà chỉ khoác bên ngoài một áo choàng trắng, đích thân vợ chồng ông cả dẫn cô đến trước cửa phòng Cụ, hai người dẫn đường đứng lại bên ngoài để một mình cô đẩy cửa bước vào. Vào rồi cô phải cởi bỏ áo khoác để trình lên Cụ tòa thiên nhiên mà tạo hóa ban cho để Cụ duyệt. Cửa phòng khép lại chưa đến ba phút, vợ chồng ông cả ý tứ nhìn nhau miệng nở nụ cười, phen này ắt hẳn là xong, đang định quay gót bước đi thì bỗng nghe bên trong Cụ thét: “ Biến! ” rồi cô nàng trong tấm áo choàng trắng khoác vội lên người đẩy cửa chạy ra. Vợ chồng ông cả lập cập chạy theo. Gặng hỏi nguyên nhân diễn biến sự việc ra sao cô ta không nói, chỉ nước mắt lưng tròng. Thôi thì đành thanh toán tiền nong cho người ta rồi hỏi lại Cụ mình cũng được. Thì ra cũng chẳng có gì nghiêm trọng: “ Chúng mày khinh tao hay sao mà lại đem một con bé có đôi chân như chân voi trình lên?”.
Nửa tháng sau cái sự kiện đáng buồn ấy người ta lại nạp phi lần thứ hai. Lần này ông cả phải đích thân về quê cách Hà Nội bốn mươi cây số để tuyển người hương đồng gió nội theo sự mách bảo của họ hàng. Nàng mười chín tuổi, học xong phổ thông trung học, nhà nghèo nên không dự thi đại học vì nếu có thi đỗ thì cũng chẳng có tiền theo học. Hôm ông cả về quê gặp mặt thì nàng đang hái dâu ở vườn cách đấy không xa. Eo lưng thon, đôi mắt đen láy, khuôn mặt đỏ hồng, vài giọt mồ hôi đọng trên tóc mai khi nàng bước qua khung cửa vào nhà khiến căn nhà như sáng bừng lên và trái tim sắp già nua của ông cả đập loạn nhịp. Ông cả và cha mẹ nàng dỗ dành, hứa hẹn, thuyết phục mãi rồi cuối cùng nàng cũng đồng ý theo ông về Hà Nội.
Cánh cửa sau lưng nàng khép lại cũng là lúc chiếc áo choàng màu trắng rời khỏi người rơi xuống đất. Cụ đang nằm trên giường nhổm hẳn người dậy để kịp thấy đôi gò bồng đảo rắn chắc với đôi núm nhỏ màu hồng kiêu hãnh nhô cao trên bộ ngực trinh bạch, cái gáy mảnh mai trắng ngần, mớ tóc đen nhánh xõa đến ngang vai, đôi lông mày mềm mại cong vút như hai cánh én, chiếc rốn nhỏ màu hồng duyên dáng lõm xuống trên cái bụng thon nhỏ, cặp đùi và đôi chân thon dài e ấp khép lại để hòng che khuất lạch đào nguyên, đôi môi mọng đỏ hơi mím lại. Một mùi hương có vị đắng của cỏ non, của hoa sen, của mật ong từ da thịt nàng tỏa ra lan khắp căn phòng. Chỉ kịp chiêm ngưỡng ngần ấy thứ trái tim già nua của Cụ bỗng đập loạn nhịp, mắt Cụ thất thần đờ ra, Cụ lảo đảo ôm ngực ngã vật xuống giường. Nàng hoảng hốt vơ vội chiếc áo quàng vào người và tông cửa chạy ra. Đúng lúc ấy vợ chồng ông cả đang đứng bên ngoài cũng cập rập chạy vào mếu máo:
- Cụ ơi! Cụ làm sao thế này ? Người đâu! Cấp cứu!
4 nhận xét:
Quá hay! Cảm ơn thầy Úc!
Vô danh:
Đừng gọi anh là chú
Anh chẳng thích thế đâu
Tuổi chúng mình cách nhau
Mới vừa đầy 3 giáp
...
Thầy Úc nhiều truyện hay thế nhỉ.
Thầy Úc quả là cây bút quái kiệt mà tôi biết , Phải chi thầy cho in tất cả các truyện đã có trên Blog bantroik5, thì đã có một quyển sách có giá trị hiện thưc cao,lượng đọc giả tiếp cận với những truyện ngắn của thấy sẽ nhiều lên. Người viết có lẽ chỉ mong có thế. KC
Đăng nhận xét