Phố phường thủ đô như được khoác thêm chiếc áo vàng mỏng manh và chỉ một làn gió nhẹ là có thể thổi tung lớp thảm vàng ươm này.
Khoảng cuối tháng 4 đầu tháng 5, khi thời tiết chuyển hạ cũng là lúc những cây sấu ở Hà Nội đến mùa thay lá mới.
Lá sấu rụng nhiều nhất ở dọc các phố Trần Phú, Phan Đình Phùng, Điện Biên Phủ, Lý Nam Đế...
Lá sấu rơi nhiều đúng dịp nghỉ lễ khiến đường phố vắng vẻ ở Hà Nội càng thêm thơ mộng hơn. Cây sấu gắn với những con đường Hà Nội và làm nên một đặc trưng riêng cho mảnh đất Hà Thành. Lá vàng ngập phố cũng tạo nên một cảm giác bình yên khó tả.
Một câu sấu già vàng đượm lá trên phố Điện Biên Phủ. Những lá non xen kẽ dần thay cho những tán là vàng.
Trẻ em được dịp nô đùa trên thảm lá vàng.
Các bạn trẻ cũng nhân dịp này lưu giữ cho mình những khung hình lãng mạn, cho bộ ảnh cưới đậm chất Hà Nội.
Thiếu nữ với tà áo dài trắng dường như không thể thiếu trong bức tranh Hà Nội mùa sấu rụng.
Thiếu nữ Hà Thành e ấp trên phố.
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- MỘT ĐỜI NHỚ NHAU (Trần Phong k5)
- NHỚ DUY ĐẢO
- Thăm tư gia của Nhất Trung
- SINH VIÊN QUÂN SỰ CÙNG NHỮNG CHUYẾN TẦU (KQ)
- Nghề xin ăn không chỉ có ở VN (ST: Trần Đình Ngân)
- Lần đầu công bố: Những phút cuối cùng của Lưu Thế Dũng (Tư liệu gia đình)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
1 nhận xét:
Quanh nhà tôi cũng có 2 cây sấu. Một cây của mình, 1 của nhà cụ Trần Độ ngả sang. Chắc toàn cây trồng từ đầu thế kỷ, thân mục cả, vậy mà vững vàng trước gió bão. năm nào sấu cũng đầy quả. Chúng tôi hay lấy sào chọc sấu để bà Tâm đánh dấm bát nước rau muống, chan cơm cho mát vào mùa hè, hay gọt ra ngâm đường. Ngon lắm. Nghĩ lại mà chảy nước miếng.
Mùa sấu rụng lá cũng vậy, đầy sân. Sáng ra bà Tâm quét từ trong nhà ra đến cổng thì trưa lại đầy lá vàng.
Đăng nhận xét