Về bức tranh
"Nguờì ông Trung Quốc". |
Bữa
điềm tâm sáng đến nhà ăn các em phải đi qua 1 con dốc phủ đầy băng tuyết,
nhiều em đã bị ngã vì trơn trượt. Biết vậy, một ông già Trung Quốc sáng sáng thức
dậy thật sớm, cầm cây chổi tre dọn tuyết rồi đứng ngay đầu dốc dắt tay từng
cháu bé Việt Nam đi qua. Hình ảnh này in đậm trong trí nhớ của các thày cô giáo
và học sinh trường Thiếu nhi Việt Nam (Lư Sơn Dục tài học hiệu).
Họa sĩ Lê
Nguyên Lợi, thầy dậy môn hội họa của trường đã cảm hứng sáng tác bức tranh mang
tên “Người ông Trung Quốc”. Năm 1956 tác phẩm này được tham dự Triển lãm Hội họa toàn quốc lần thứ Nhất tổ chức tại
Thủ đô Hà Nội.
Về bài thơ
Năm 2003, nhân kỉ niệm 50 năm thành lập trường, anh Vũ Quang Trung (anh họ Trần Hòa Bình k5) cùng nhiều bạn học đã quay về thăm Lư Sơn. Nhớ lại bức tranh “Người ông Trung Quốc” của thầy Lợi, anh Trung đã cảm hứng sáng tác bài thơ “Dốc tuyết”. Từ hình tượng ông già quét tuyết ở Lư Sơn năm xưa tác giả muốn khắc họa tình hữu nghị anh em giữa nhân dân
Trung Quốc và Việt Nam từ hơn một nửa thế kỷ trước. Bài thơ sáng tác cũng đã gần chục năm.Anh Trung (trái) và 2 bạn ngày mới sang. |
Ngày về nước 1957. |
DỐC TUYẾT
Ông già
quét tuyết ở Lư Sơn
Chân đi
giầy vải áo bông sờnMũ trùm chẳng kín chòm râu bạc
Tôi vẫn gặp người bên dốc trơn
Chổi tre
lão gạt mặt tuyết dầy
Dìu từng
cháu nhỏ dắt từng tayTung tăng lũ trẻ qua dốc tuyết
Nào biết mồ hôi lão ướt đầy
Năm mươi
năm chuyện thành cổ tích
Qua Cầu
Trời (*) Người đã âm dươngTôi chống gậy tìm về dốc tuyết
Chợt ấm bàn tay lúc sang đường
Lư
Sơn 8/2003
Kỷ
niệm 50 năm trở lại Trường
-------------------------------------------------------------------------------------
(*)
Thiên Kiều: Cầu trời, 1 thắng cảnh của Lư Sơn.
5 nhận xét:
Ân nghĩa- ta không quên
Nhưng đổi trắng thay đen
Hoàng sa nuốt như chó
Hận Gạc ma- máu phải đền!
Ra một cái ơn nhỏ
Để cướp hết đất này
âm mưu Trung Nam Hải
ngàn đời không đổi thay
Chỉ tiếc người dân Việt
Chảy dòng máu Lạc Hồng
Mà tâm theo Đại Hán
Bao giờ Nước yên đây?????
Ông bạn "Nặc danh" hơi bị nhầm. Chúng tôi những người từng được nương nhờ bên TQ thời chiến tranh nên không bao giờ quên ơn nhân dân TQ đã bao bọc mình ngày khốn khó. Ơn nghĩa không quên. Hiện nay chúng tôi còn rất nhiều bạn tốt TQ.
Còn tập đoàn lãnh đạo TQ hiện nay không từ bỏ tư tưởng Đại Hán, điều đó đã rõ. Chúng tôi quá biết điều này và không bao giờ đánh lộn, đổi trắng thay đen. Bạn thù rõ ràng.
Thậm chí anh em Trỗi tháng 10 này còn rủ nhau đi thăm lại Quế Lâm, mảnh đất từng sống.
về mặt chiến lược,bình diện quốc gia với quốc gia,thì VN chẳng mắc nợ,mang ơn gì TQ.Họ trục lợi trên xương máu của dân tộc ta gấp nhiều, rất nhiều lần những gì họ"cho ta".Về mặt cá nhân,những năm tháng chúng ta sống,học tập ở TQ là những giá trị vô cùng cao quý,vô cùng đẹp,chúng ta không bao giờ quên
Tôi 60 năm trước là học sinh trường Lư Sơn-Quế Lâm. Tôi vừa đến thăm Thượng Hải và Nam Kinh cách đây ba ngày. Dịp quay lại TQ lần này có một ý định lớn là tìm thăm lại các thầy cô đã dạy tôi 37 trước tại Nam Kinh. Tôi sắp vào tuổi xưa nay hiếm nên lo lắng nhất là không biết các thầy cô còn khỏe mạnh, còn nhận ra mình. Thầy trò gặp nhau, tôi thưa là mình đã quay lại TRƯỜNG MẸ( Múxiao),thì gặp thầy là như gặp lại cha mẹ!
Thầy tôi đã 83 tuổi. Tôi xin vái Thầy để tạ ơn xưa. Hai vợ chồng Thầy ôm tôi khóc dài.Thầy bảo học trò VN của Thầy là những người Hiếu nghĩa, trọn tình. Ngay từ thời kỳ căng thẳng nhất của CMVH thấy các học trò VN quyết không đọc Ngữ lục mà học lời dạy của Cụ Hồ thầy đã bảo: VN đang thắng ở chiến trường vì người VN nhận biết thật giả ,phải trái rất chính xác, tư duy VN cho người TQ những bài học kinh nghiệm rất lớn.( TĐN)
Đề nghị bác Ngân cho thêm bài viết về chuyến đi vừa rồi (mới có 1 bài!).
Đăng nhận xét