Thị trường tài chính là rất phức tạp nên người viết bài này không có ý định viết về tất cả mọi điều về nó, chỉ có ý định viết tặng bạn bè về những điều sơ khởi về mua bán cổ phiếu.
Cũng như việc thành lập nhà Bank đầu tiên khoảng 300 trước ở Italy, do một nhóm những thương gia Do-Thái thành lập, cho những người muốn kinh doanh được vay vốn, sau đó trả một khoản lợi tức nhỏ “hỏa hồng” cho những người cho vay, khi đó những người đi vay sẽ không phải đi vay vào những chỗ “chợ đen” mà phải trả giá lời tức cắt cổ nữa.
Cổ phần hóa các công ty sau đó cũng ra đời, những người giữ cổ phần sẽ là chủ của các công ty cổ phần hóa đó, cho nên:
-người giữ cổ phiếu là chủ của cty đó.
-khi cty có lời, phải chia tiền lời cho những người giữ cổ phiếu , gọi là dividend.
-hàng năm cty phải báo cáo tài chính và xin những người giữ cổ phần bỏ phiếu bầu ban quản trị cty và tiền lương cho những người này.
-nếu cty phá sản thì toàn bộ tài sản phải để thanh toán những khoản nợ nần của cty trước, cuối cùng phần còn lại mới trả lại cho những giữ cổ phiếu (nên như vây là người giữ cổ phiếu là mất hết, vì cty đã phá sản có nghĩa là nợ nhiều hơn tài sản).
Cho nên một cty cần huy động vốn thì phát hành cổ phiếu để bán cho những người đầu tư. Một cty muốn thu tóm một cty khác thì tìm cách mua tất cả cổ phiếu của cty đó, và tất nhiên để làm được điều đó phải trả giá cho những cổ phiếu đó cao hơn giá thi trường, thường là gấp đôi.
Nếu cty làm ăn có lời , chia dividend tăng thì giá cổ phiếu của cty đó càng ngày càng tăng.
Ngược lại nếu cty làm ăn không nên, không có hay cắt giảm dividend thì giá cổ phiếu sẽ xuống, nếu phá sản thì người giữ cổ phiếu sẽ mất trắng.
Chỉ từ những ý nghĩa đó thôi mà thị trường cổ phiếu chạy lên chạy xuống từng giây phút, “một ngày trên thị trường cổ phiếu là dài đáng sợ”, thị trường cổ phiếu còn có những cái tên khác: “chợ tiền” mỗi ngày tiên luân chuyển trên thị trường chúng khoán ở London là khoảng 400 tỷ GBP, bằng cả tổng thu nhập quốc dân của nước Anh trong một năm, còn thị trường New York là gấp 20 lần, tiền của mọi người có lẽ cuối cùng đều quay trở lại thị trường cổ phiếu. “chợ tương lai” vì người mua cổ phiếu là cho tương lai,vv. Giá cổ phiếu cũng lên xuóng thất thường và rất giao đông là vì vậy. có cổ phiếu sau một thời gian có thể lên tới hàng trăm lần, cũng có cổ phiếu xuống hàng trăm lần.
Tỷ phú George Soros bắt đầu cuộc đời buôn bán cổ phiếu của mình ở Mỹ chỉ bắng 70000 USD. Trong những năm 90 ở Mỹ có một người thư ký già khi chết, lúc đó mọi người mới biết người này là triệu phú vì số cổ phiếu của người này giữ lúc đó.
Cũng như chuyện của nhiều nước khác, trong năm 2009 một đại tá về hưu của Anh tự tử vì đã mất hàng triệu GBP do thị trường cổ phiếu xuống giá. Trong những năm 90s ở Mỹ có 1 kỹ sư hóa chất nhận được 30000 USD tiền bồi thường sa thải do cty giảm người làm, người này vào một nhà bank và được hướng dẫn đầu tư vào cổ phiếu, sau mấy tháng người này mất hết số tiền đó, người này vác súng vào bắn chết 6 nhân viên nhà bank đó, sau đó tự bắn chết mình ngay tại đó.
Cho nên ở Anh chỉ có khoảng 30% người dân mua bán cổ phiếu, ở Mỹ khoảng 50%.
Ở Anh khi mua bán cổ phiếu phải chấp nhân lời cảnh cáo :” giá cổ phiếu có thể XUỐNG và cũng có thể lên, người mua cổ phiếu có thể MẤT 1 PHẦN HAY TOÀN BỘ số tiền mua cổ phiếu đó” và luật ở Anh nghiêm cấm dụ dỗ mua cổ phiếu.
Tất cả những quỹ tiền tệ của Anh, như quỹ hưu trí chẳng hạn, họ thường dùng 50% quỹ để mua bán cổ phiếu, còn lại 30% khác đâu tư vào cái khác (có những quỹ còn đầu tư vào mua bán đồ cổ) còn lại khoảng 20% luôn là tiền mặt, còn nhà bank là bao nhiêu % tôi không rõ, nhưng mọi người đều đã nghe những chuyện quen thuộc: nhân viên nhà bank làm lỗ vốn (có khi phá sản nữa) nhà bank vài tỷ GBP.
Nên cách mua bán cổ phiếu như thế nào ?
Nguyên tắc đầu tư là “don’t put all your eggs in 1 basket” có nghĩa là “không để tất cà các quả trứng đầu tư vào trong 1 giỏ”, khi mua cổ phiếu không bao giờ chỉ mua 1 cty, mua 1 bộ phận của kinh tế, mà phải mua nhiều cty và nhiều bộ phận khác nhau của kinh tế.
Ngoài ra còn có câu “buy high, sell low!!!” có nghĩa là “mua cao, bán thấp!!!” , có nghĩa là nếu thấy cty đó có chiều hướng làm ăn tốt, thì mặc dủ cổ phiếu của nó đã cao nhưng vẫn mua, còn cty nào có chiều hướng xấu thì mặc dù nó đã xuống giá vẫn cứ bán. Còn nhiều vấn đề khác nữa xung quanh vấn đề cổ phiếu mà người viết không có thời gian để đề cập tới, nên như đã nói ở trên, bài viết để tặng các bạn sơ khởi về vấn đề đầu tư ở cổ phiếu.
Kết luân cuối cùng là gì?
Khi nào sau một thời gian bạn theo dõi thị trường cổ phiếu, thấy cổ phiếu lên xuống và tìm được câu trả lời cho nó, có nghĩa là tại sao nó lên hay nó xuống, khi đó bạn sẽ biết cách mua bán cổ phiếu.
1 nhận xét:
Xin đính chính:
ở Anh có khoảng 30% người dân GIỮ cổ phiếu (vì đó là kể cả những người được mua cổ phiếu của cty mình, với số lượng hạn chế, giá ưu đãi, khi cty đó được cổ phần hóa, hay là 1 số cty dạng hợp tác xã), còn số lượng người mua bán cổ phiếu thường xuyên trên thị trường thấp hơn con số đó.
CB
Đăng nhận xét