Xưa kia người Việt gọi dầu mỏ là dầu hôi, cho đến khi người ta biết đốt lên để làm ra ánh sáng, và nó trở lên quý giá.
Con người cũng thế, quan trọng là ai biết làm cho họ trở nên lấp lánh như những thiên thần, và chú vịt con xấu xí ngày nào sẽ trở thành cô thiên nga lộng lẫy.
Trong sâu thẳm tâm hồn con người, ai cũng cháy bỏng một ngọn lửa, quan trọng là ngọn lửa đó dùng vào việc gì.
Vua chúa, tướng lĩnh đều có người thày của mình và các thày cô bây giờ cũng có thể có các học trò sẽ làm tướng lĩnh mai sau, miễn là họ biết thắp sáng chúng ngay từ bây giờ.
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Anh Chu Thành: "Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc lần đầu đến thăm nhà"
- Đọc bài của Thủy về Hưng Yên, nhớ chuyện xửa chuyện xưa (KQ)
- Nghề lạ 5: "Nghề" nhổ tóc bạc (ST)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Tiệc mừng Ts Bs Văn Công Phước nhận nhiệm vụ mới
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Gặp lại nhau
- Hưng Yên quê tôi (Thủy k42)
- Y học thường thức: Địa chỉ chữa Gout tốt (Phong- con cô Thục)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
7 nhận xét:
Ní nuận quá hay.
Giống như ngày bộ đội vào dân sơ tán. Muốn cưa con gái ông chủ, thấy nhà làm bằng tre nứa đẹp, vội khen: "Nhà bác làm bằng tre nứa, nỏ lắm, đốt dễ cháy, bác nhỉ!".
Bài viết rất hay, nhưng có một điểm mình hơi lăn tăn:
"Dầu hôi" là cái tên dân ta dùng để gọi dầu hỏa, một sản phẩm tách ra từ dầu mỏ (chứ không phải bản thân dầu mỏ), được người Pháp đưa vào Việt nam. Khi chưa có điện, dân ta dùng để thắp sáng và đun bếp. Nó đã luôn luôn quí giá và là một thứ hàng thiết yếu của người dân (đã có thời kỳ được phân phối theo tem phiếu). Khi được dùng dể thắp sáng thì nó vẫn được gọi là dầu hôi.
Đọc câu đầu của bài này, có thể người đọc hiểu rằng tác giả muốn nói:Mới đầu, dân ta không biết thắp sáng bằng dầu hôi và không thấy quí nó? Chỉ sau khi "biết đốt lên để làm ra ánh sáng" thì dân ta mới thấy quí nó và không gọi nó là "dầu hôi" nữa?
Sorry nếu đã hiểu sai.
Xin được chỉ giáo.
Bác QV nói chính xác.
Đầu tiên em dùng từ Dầu Hỏa nhưng Dầu Hỏa lại là chế phẩm nên về sau em dùng từ Dầu Mỏ.
Bài này em viết về các thày cô giáo của mình. những bạn bè đã động viên mình - cũng là thứ Dầu Hôi ngày nào.
Cảm ơn Bác QV
Ngoài Bắc ngày xưa vẫn gọi là "dầu hỏa", không thấy ai gọi "dầu hôi". Sau này vô SG sống, nghe bà con kêu là dầu hôi nên mình cũng quen miệng gọi theo như vậy.
QV nói đúng, dầu hỏa (kerosene) chỉ là một trong những sản phẩm từ dầu mỏ (oil).
Đố các bác "dầu hắc" với "hắc xì dầu" có họ hàng với nhau không?
Lại nữa, có bác nào biết sự tích cái đèn Hoa Kỳ không?
:)
Ai có thể đi tìm được cái "đèn Hoa Kỳ" chính gốc của nó thì nhớ giữ gìn cho kỹ, có ngày cả cuộc đời đi làm việc cũng không mua nổi nó!
Vấn đề là tác giả muốn nói về quý thầy cô giáo-những người đi thấp lửa.Ở tỉnh tôi,năm 1996 mới mở được một trường trung cấp sư phạm.Các lớp học đặt ở các huyện vì chưa có chổ ở nội trú.Quý thầy cô thay nhau theo kiểu đèn cù về các huyện để dạy các lớp giáo sinh.Và tôi đã viết về thầy cô trong cảnh đó dưới tiêu đề"Những người đi thấp lửa".Mừng vì có chung ý tưởng với bạn.
Đăng nhận xét