Mấy hôm nhờ thằng Khoa một việc, chẳng biết nó giúp được không mà không thấy điện thoại nhắn tin gì, đầu óc cứ lởn vởn thằng Khoa, chẳng làm ăn gì được cả. Thằng Đ. đang ở Đà Nẵng nhắn tin nói khéo không nó lại cuội đấy.
Chả phải, nó giống mình, chỉ tếu táo mấy chuyện ba lăng nhăng, đụng chuyện nghiêm túc thì không bao giờ.
Lại kể Chuyện không có trong sự thật in ở Văn nghệ Quân đội tháng 7-1996 (hình như thế), anh Huân anh Đỉnh đang đau đầu, họp hành kiểm điểm lia xia, nó gặp mình, nói ông viết sai có một từ mà làm khổ ông, khổ cả chúng tôi. Mình hỏi từ nào, nó nói cái ông nhân vật trong truyện đếch phải chính khách.Mình giật mình thấy nó nói đúng, nhưng truyện đã in ra rồi, biết làm sao. Họp hành ở đâu, nó cũng chê mỗi hai chữ chính khách ấy thôi, tuyệt không nói thêm gì cả.Khác với cái ông Z. gặp mình ở cổng Văn nghệ Quân đội thì vỗ vai nói không có gì đâu, Lập yên tâm, tụi mình biết cách làm cho mọi chuyện ổn thoả mà. Nhưng vào gặp anh Huân thì nói tôi vừa đuổi thằng Lập đi rồi. Từ nay cấm cửa mấy thằng khốn nạn ấy.Ngày đầu mới gặp thằng Khoa, nó vỗ vai nói ông tài, đang sướng thì thấy nó vỗ vai cái ông bên cạnh nói ông tài. Sáng sau đến cổng Hội Nhà văn, gặp nó đứng với cái ông văn chương nhạt hoét, vỗ vai nói ông tài. Từ đó nó khen gì, mình cũng cười nhạt nhạt, gật gật đầu qua chuyện, kì thực bỏ ngoài tai hết.Một hôm đi ăn cơm bụi với nó, nó lôi truyện ngắn mình ra bình, chuyện này hay chuyện kia dở cứ vanh vách, mình ngạc nhiên quá trời. Hoá ra nó có hai cách vỗ vai, một của anh Khải, một của nó.Hiếm ai nổi tiếng như cồn bền bỉ bốn, năm chục năm như nó. Mình gặp mười người thì có sáu người không biết mình là thằng nào, hai người nghe cái tên, xem cái mặt trên ti vi thì nhớ vậy thôi chứ chẳng biết viết cái gì, hai người còn lại thì may ra có một người biết mình viết văn, còn lại cứ Đời cát…Đời cát nhắc hoài nhắc huỷ, mệt bã người. Nó thì mười người nhớ cả mười, ít nhất cũng nhớ được một đôi câu thơ nó. Kinh.Mình về quê khoe với tụi bạn là chơi thân với nó. Tụi bạn bỉu môi xì, bốc phét! Mày mà quen được Trần Đăng Khoa, lại còn chơi nữa, cứ làm như tụi tao ngu lắm.Tưởng nó lơ ngơ, nói trước quên sau, hoá ra không phải. Hôm vợ thằng Phong dạy trường Trưng Vương gọi điện cho mình, nói 20/11 này anh làm sao mời được Trần Đăng Khoa về nói chuyện cho em với. Mình có hai thằng con học ở đó, cô giáo nhờ bố bảo cũng không dám chối.Mình gọi điện cho nó, nó nói như không: Ai chứ bố đã bảo thì tôi phải đi chứ. Mình nghi nghi, nó khét tiếng nói chuyện thơ, những ngày lễ lạt cả trăm nơi mời, nếu có nhận lời cũng phải khó khăn lắm, chứ nhận phát nhẹ tênh kiểu này dễ ăn cứt với nó lắm.Sáng sau mình đến, thấy sân trường cả ngàn em đang ngồi, các cô thầy giáo ngồi đầy hai dãy ghế, mặt ai nấy vô cùng háo hức, nhưng không thấy nó đâu, gọi điện nó không nhấc máy, lo thắt ruột.ưNghĩ bụng mình phải liều chết chữa cháy rồi ném một mớ tục tĩu vào mặt nó, cạch đến già không chơi với nó nữa. Hoá ra nó đến, cười cái xoẹt nói tắc đường, rồi đủng đỉnh đi vào, tương một phát hai giờ không nghỉ, chỉ uống đúng ngụm nước, cả ngàn em nhỏ sung sướng ngây ngất.Mình thở phào nhẹ nhõm nói cảm ơn ông quá, nói thật tôi tưởng ông không đến, nó cười nhẹ tênh, nói ông không biết tôi quí ông à.Thằng Khoa nói chuyện thơ phải tôn nó lên bậc thiên tài. Xuân Diệu cũng nổi tiếng nói chuyện thơ nhưng mình nghĩ Xuân Diệu viết lách thôi, nói chuyện thì chán ốm, buổi nào cũng giống buổi nào, quanh đi quẩn lại chỉ một bài, tóm lại ông đi khoe ông chứ chẳng phải đi nói chuyện.Thằng Khoa khác, nó biết trộn nhuần nhuyễn chuyện ba lơn với chuyện nghiêm túc, chuyện thơ với chuyện đời, thỉnh thoảng nhả ra mấy nhận xét rất quái.Một hôm thằng Bùi Chí Vinh nói chiều nay tao với thằng Khoa nói chuyện ở trường Công Đoàn, mày đến xem tao đấu với nó. Mình không đi, chiều gặp thằng Vinh hỏi nó đấu thế nào, nó cười khì nói thua... đú má.Nói chuyện với giáo viên, học sinh đã sẵn lòng ngưỡng mộ rồi, không tính làm gì. Nói chuyện với mấy ông công chức nửa mùa, chuyện gì cũng ta đây biết cả, đến nghe mày nói thế nào thôi. Thế mà chỉ sau mười phút thằng Khoa làm mấy vị này nghiêng ngả cả, tài!Một hôm nghe nó hẹn đi nghe nói chuyện với hội ngườì mù, bụng nghĩ thằng này chắc điên nhưng cũng dò theo nó xem thế nào. Vào hội trường thấy lặng ngắt, có thấy gì đâu mà chào với vỗ tay. Thế mà sau hai tiếng nó dừng, các vị người mù vây lấy nó, kẻ cầm tay, người sờ lưng vô cùng cảm động. Mình phục lăn nó luôn.Vào Thanh Hoá, buổi sáng nói chuyện với tỉnh uỷ, lúc đầu mấy ông ngồi cho phải phép, vừa nghe vừa nói chuyện riêng, sau mười phút bỗng im phăng phắc, có ông còn lấy sổ ra ghi chép. Mình ngồi sau mấy ông, họ rỉ tai nhau nói ông Khoa này tầm cỡ uỷ viên trung ương, he he.Buổi chiều nói chuyện với với trại thương binh, cả mấy trăm người, công thần có, bất mãn có, lớp một có, đại học có, có cả một phần ba thương binh tâm thần, không cẩn thận, nói hớ một câu là vỡ mặt liền. Thế mà không, nó cứ nói tưng tửng nhưng ai nấy càng nghe càng say. Một nữ thương binh bỗng đứng vụt lên kêu to cảm ơn đồng chí nhà thơ Trần Đăng Khoa! Rồi bưng mặt khóc hu hu. Tài đến thế là cùng.Chị L. xưa văn công tỉnh rất xinh đẹp, nghe Khoa nói chuyện, rỉ tai hỏi mình ông Khoa có vợ chưa. Mình nói chưa, chị bảo tôi cũng vừa bỏ chồng, ông làm mối tôi đi. Mình nói hồi sáng bà còn kêu ông Khoa bẩn nổi tiếng mà, khéo không phải lấy đũa gắp chim ông ấy đấy. Chị nói kệ, gắp thì gắp, tôi cũng phải kiếm miếng thiên tài đã.He he
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- TẠI SAO GIỚI TUYẾN HAI MIỀN LẠI LÀ VĨ TUYẾN 17? (Việt Dũng)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Thiên An Môn (Huy Đức)
- Bức tranh sơn dầu "Bắc Kinh 2008", họa sĩ Lưu Dật có ý gì?
Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013
Đọc tí cho biết thiên hạ lắm người tài ! (Nguyễn Quang Lập)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
1 nhận xét:
Giọng văn tưng tửng, dung tục kể các câu chuyện thường ngày của cuộc sống, một gia vị của không thể thiếu.
Đăng nhận xét