Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Đến phỏng vấn Đại tá Lê Trọng Nghĩa, nguyên Cục trưởng Cục Tình báo (KQ)

Hai nhà báo trẻ phỏng vấn ông.
Biết cụ là cán bộ thân cận với Võ Đại tướng suốt từ ngày đầu kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ tới tận 1968; nay nghe tin Võ Đại tướng mất, các nhà báo trẻ (Lan Hương VietnamNet, Hân CAND) nhờ tôi dẫn tới nhà cụ Nghĩa phỏng vấn.
Quá thân, quá hiểu cụ Nghĩa (anh em tôi gọi là "chú" vì cùng là bạn tù Hỏa Lò 1943-45, cùng là dân Công giáo, cùng tham gia lãnh đạo khởi nghĩa 19/8/1945 ở HN, cùng ở Bộ Tổng tư lệnh từ 1947...  với cha tôi). Sau này gia đình chú ở 95 Lý Nam Đế thì gia đình tôi ở 38 Trần Phú, bọn trẻ con chơi với nhau suốt ngày... Trọng Huấn học cùng tôi, Trọng Thắng sau này là đàn anh Việt Trung...
Tôi từng được cho phép chấp bút những bài báo mà chú là nhân chứng, từng tháp tùng chú ra HN dự kỉ niệm 60 năm Tổng khởi nghĩa 19/8/1945 và truyền hình trực tiếp trên VTV1 nhân sự kiện này.
Cụ Nghĩa năm nay đã 92, người gầy ốm và bị bệnh phổi khá nặng. Ấy vậy rất tỉnh táo và cực kì nhớ các sự kiện, luôn thận trọng lắng nghe và luôn có những phân tích nhạy bén, sắc sảo (đúng là dân tình báo!).



Các cháu hỏi: Lần đầu tiên ông gặp cụ Văn hồi nào?
Trả lời: Sau khi đã giành chính quyền 19/8/1945, Chủ tịch UBHC Bắc bộ Nguyễn Khang yêu cầu tôi bàn giao công việc đối ngoại đang phụ trách cho cụ Văn. (Trong khi chỉ biết sơ sơ, cụ Văn từng dạy học ở Thăng Long). Đây là nhiệm vụ nặng nề, nhất là việc phải điều đình với Nhật ngừng bắn trên Thái Nguyên, trao vũ khí cho Việt Minh. Ông Văn làm suôn sẻ, rồi đối ngoại tiếp với Tầu Tưởng, Đồng minh...
Hỏi: Sau đó thế nào?
Trả lời: Cuối năm 1945, tình hình rất phức tạp. Tầu Tưởng vào VN, Đồng minh cũng kéo vào. Đảng ta phải tuyên bố tự giải tán, rút vào bí mật. Sau khi toàn dân bỏ phiếu bầu Quốc hội khóa 1, Hiến pháp đầu tiên ra đời. Bộ trưởng Quốc phòng là ông Phan Anh, còn Tổng tư lệnh lại là ông Giáp (kiêm Bộ trưởng Nội vụ). Tôi là Chánh văn phòng Bộ Tổng tư lệnh, giúp việc cho ông Giáp. Sau ngày 19/12/1946, các thành viên Chính phủ rút dần lên Việt Bắc nhưng gần như tự lo. Văn phòng Bộ Tổng tư lệnh trở thành cầu nối giữa ông Trường Chinh (bên Đảng) với Cụ Hồ (Chính phủ)...
Cụ còn kể nhiều kỉ niệm với cụ Văn những lần đi các chiến dịch từ 1950, 1951... cho tới chiến thắng Điện Biên Phủ 1954. Nhớ lại năm 2004, kỉ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, cụ Giáp yêu cầu tìm cho được Đại tá Lê Trọng Nghĩa, nguyên Cục trưởng Cục Quân báo từ 1950, phụ trách Tình báo Mặt trận Điện Biên Phủ để cùng cán bộ cũ của Bộ chỉ huy chiến dịch lên thăm lại chiến trường xưa. (Cụ Nghĩa đã bay ra HN và cùng cụ Giáp lên thăm Điện Biên Phủ. Sau đó còn nhiều thông tin quý, sẽ đăng tải tiếp).
Hỏi: Trước mất mát này, theo ông thế nào?
Trả lời: Anh Văn mất là tổn thất với gia đình, với đồng bào, đồng chí. Nhưng theo tôi không chỉ đau buồn mà cái chết này còn có ý nghĩa tích cực - đó là lời nhắc nhở cho mỗi chúng ta hãy sống như anh Văn - 1 học trò kiên định với lời dạy của Bác, xây dựng 1 Việt Nam độc lập dân tộc, dân chủ, tự do và phải đoàn kết toàn dân.
Hỏi: Thế ông có nghĩ bao giờ VN ta sẽ có 1 người như...
Trả lời: Điều đó tôi chịu. Ông cuời.

4 nhận xét:

Nặc danh nói...

Còn lâu mới xuất hiện người tài nhé.
toàn tranh giành đấu đá nhau, đọc "Tướng Giáp" trong "Bên thắng cuộc" của Huy Đức biết nhân tài sẽ đi đâu, về đâu.

TranKienQuoc nói...

Doan ket, dai doan ket...

Unknown nói...

Ông cha mình là thế hệ vàng...

TranKienQuoc nói...

Năm 2004 khi ra HN dự kỉ niệm 50 năm ĐBP, cụ Văn mới biết cụ Nghĩa chỉ được hưởng lương đại tá với số tiền 700K/tháng (cán bộ do Ban Tổ chức TW quản lí!). Ngay sau đó, Văn phòng cụ Văn có thư sang Bộ Lao Thương và được chỉnh lên 1T/tháng. Được đối xử như thế nhưng cụ coi chả là gì, vẫn vui vẻ, xem thường tiền bạc. Quả là dũng khí!