Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

Tùy bút: Nhìn lại nước Mỹ... (4)

Hơn 400 ngàn mộ lính Mỹ hy sinh vì độc lập, tự do được chôn tại đây.
          Còn một nơi cũng rất đặc biệt chúng tôi giành thời gian đến là Nghĩa trang quốc gia Arlington. Đây là nơi yên nghỉ của các tướng lĩnh, sỹ quan, quân nhân và các chính trị gia của nước Mỹ. Nghĩa trang được quy hoạch trên một khu vực rộng gồm nhiều quả đồi, nối liền với nhau là những con đường trải nhựa được đặt tên theo số và hướng như “đường phía Nam số 1”. Du khách có thể đi bộ để ngắm nghía và nghỉ ngơi vì nó đẹp và yên bình như một công viên, 2 bên đường rất nhiều cây cổ thụ tỏa bóng mát. Chúng tôi tiết kiệm thời gian nên đi ô tô điện, mỗi ô tô điện có 3 toa dài 10 mét. Cứ 20 phút lại xuất phát một chuyến. 

Mỗi ngôi mộ chỉ có một bia đá trắng để trên mặt đất, với các nhân vật cấp cao hay có uy tín trong lịch sử sẽ là bia đá to hơn. Không có mộ phần xây cao hay giật cấp như ở Việt Nam. Thế nên bia mộ được đặt theo một đường thẳng uốn lượn lên xuống theo triền của những quả đồi nối tiếp nhau từ đồi này sang đồi kia như bất tận. Ngôi mộ an  táng lâu nhất ở nghĩa trang Arlington là của quân nhân trong liên quân miền Bắc thời nội chiến các đây khoảng 160 năm. Chủ đất của khu nghĩa trang này nghe nói là một người thuộc liên quân miền Nam, sau này đã “bán lại” cho chính phủ với giá 9 đô la! 
Khu mộ dành riêng cho Tổng thống Kennedy và gia đình.

Gia tộc Kenedy nổi tiếng cũng an táng 3 nhân vật ở đây là Tổng thống John F.Kenedy, Nghị sỹ Edward M.Kenedy và Robert F.Kenedy trong số các nhân vật lịch sử của Mỹ. Ở đây, tôi cũng thấy bia mộ của đội đặc nhiệm Mỹ giải cứu con tin người Mỹ bị bắt giữ trong cuộc cách mạng Iran 1978 nhưng không thành công, hay bia tưởng niệm của các nhà du hành vũ trụ Mỹ - Nga khi bay trên tàu con thoi bị nổ… Tổng số mộ bia ở nghĩa trang này đã lên đến khoảng 430.000 chiếc, một con số ít người nghĩ đến! Tôi còn được biết chính sách của chính phủ Mỹ giành cho quân nhân của mình: nếu người chồng đã hy sinh và đã an táng thì sẽ giành một vị trí cho người vợ chôn bên cạnh khi qua đời. Điều này làm ta suy nghĩ về ưu đãi giành cho quân nhân Mỹ.


          Nơi gây ấn tượng mạnh nhất đối với tôi ở nghĩa trang Arlington là nghi thức diễn ra tại Mộ chiến sỹ vô danh (Tomb of Unknowns). Cuộc chiến nào cũng có những người dân người lính chết mà không ai biết đến, họ có thể mất tích, có thể chết khi làm nhiệm vụ, thậm chí một đơn vị có thể bị xóa sổ mà không một ai nhớ đến, thế nên vẫn phải có một chỗ cho những người này.
Nhà hát cho những người lính vô danh.


Những chỗ ngồi dành cho các anh.
Trong nghĩa trang, họ đã xây một tòa nhà bằng đá rất to theo kiến trúc lăng tẩm hình vuông nhưng để trống bên trong, có bậc đá nhiều cấp dẫn lên, phía trước lăng là một tác phẩm điêu khắc biểu tượng của ngọn đuốc, phía sau lăng là cả một công trình đồ sộ của nhà hát ngoài trời, có sân khấu mái che, có nhiều hàng ghế ngồi xem, bao quanh là những cột đá trắng vĩ đại nối với nhau bằng những liên kết tường vòm trên cao theo kiến trúc Hy Lạp cổ đại, một nhà hát hình tròn rất rộng. Họ muốn giành cho những người đã khuất một khung cảnh sinh hoạt văn hóa của người đang sống. Giữa bậc đá cuối cùng và ngọn đuốc ở phía trước Mộ, người ta trải một băng thảm đỏ rộng 1,5 mét dài khoảng 50 mét để lính danh dự làm nhiệm vụ.
Người lính vô danh đang tuần tra trước Mộ chiến sĩ vô danh.

Sĩ quan chỉ huy ra chuẩn bị đổi gác.
Thật may mắn, khi tôi đến không chỉ nhìn thấy lính danh dự thực hiện nhiệm vụ mà còn xem nghi lễ họ đổi phiên gác. Về trang phục, màu sắc quân phục của những người lính này mặc là màu xanh tím sẫm, có đeo phù hiệu, quân hàm, giầy đen, mũ lưỡi trai đen, đeo kính đen trông rất trang nghiêm và đúng là biểu tượng người lính gác của thế giới âm. Vai bồng súng, chân bước những bước rất chậm như đang bay không hề phát ra một tiếng động nhỏ giống như một thi thể quân nhân đang di chuyển! Chỉ đến cuối đường thảm đỏ, khi người lính dập hai gót chân vào nhau tôi mới nghe một tiếng “cạch” dứt khoát, rồi quay ngoắt lại và tiếp tục những bước đi của một linh hồn. Cứ 30 phút lại có một phiên đổi gác, một ngày có 48 lần và một năm là 17.520 lần, ngày cũng như đêm, mưa cũng như nắng, có tuyết rơi hay nóng bức, có người hay vắng lặng!
Kiểm tra súng.

Bàn giao ca trực.

Kết thúc...
Một sỹ quan dẫn gác vừa xuất hiện, đi rất đều với một lính đổi phiên trong “động tác bay chậm” yên lặng. Người sỹ quan để lính đổi phiên đứng ở một đầu  thảm đỏ, còn mình di chuyển chậm đến giữa đường thảm, đứng lại quay về phía du khách đang rất trật tự, rồi bất ngờ hét lên: “Đây là nơi tưởng niệm dành cho những người đã ngã xuống vì danh dự của nước Mỹ ngày hôm nay. Những ai có mặt ở nơi này đều phải yên lặng trong niềm thành kính”, mặt anh ta lạnh lùng sau cặp kính râm đen, tất cả du khách đều cảm thấy sự trang trọng trong nghi lễ yên tĩnh này. Tiếp theo là động tác khám súng của lính đổi gác, những động tác gọn gàng dứt khoát, quy-lát kim loại dập vào hộp nòng vang lên tiếng lách cách, sau một vài động tác lên súng – bồng súng – hạ súng người lính mới lại “lướt” chậm về phía cuối thảm đỏ bên kia, anh ta đã vào phiên gác. Người lính cũ bước đi chầm chậm, chỉ có đôi chân chuyển động còn 2 tay, lưng, đầu đều yên tĩnh, đây là lần đi cuối cùng của phiên gác, rồi anh ta cùng người sỹ quan dẫn gác “lướt” đi rất đều, rất chậm, rất yên lặng như khi họ mới xuất hiện! Một nghi thức rất đặc biệt. Tôi hình dung, nếu mình được chứng kiến cảnh “gác” này trong đêm mưa gió thì thật tuyệt, vì ban đêm là của thế giới âm, mưa gió là cảnh não nùng, một người lính dương thế giữa nghĩa trang đen kịt mặc trang phục, làm động tác của người đã chết cho người đã chết thì đó là sự trân trọng tuyệt đối!



20 nhận xét:

Nặc danh nói...

Ấn tượng. Người Mỹ quả là sáng tạo trong nhiều việc, nhiều sự kiện.

Nặc danh nói...

Người Mỹ có khả năng sáng tạo vô biên vì họ có "Tự do".
Như Abraaham Lincon nói "chúng ta có tư do,để mỗi công dân Mỹ làm được những những việc mà ở nơi khac không làm đươc".
Ngay trong tư duy của người Mỹ về xây dựng, kiến trúc,nghệ thuật, quy hoạch xây đài kỷ niệm... từ hàng trăm năm trước cũng rất tự do.
Nước Mỹ từ thuôc địa trở thành một quốc gia hùng cường vì trong cuộc sống xã hội ngay từ ngày thành lập đã có tự do .KC

Unknown nói...

Bài viết hay quá!

Viên Thạch nói...

Khi xem bộ phim "Mật mã quân đội" của Mỹ nói về một nhóm lính đặc công cảm tử trong chiến tranh Mỹ - Nhật thì tình cảm của VT đã rõ ràng đối với con người và văn hóa Mỹ, từ đó có cách nhìn nhận khách quan hơn về chiến tranh và những người lính. Dù biết điện ảnh có những điều có thể tốt đẹp hơn đời thực bởi sự nhân văn của nó, nhưng để trở thành một bộ phim hay về chiến tranh thì ở đó ta cảm nhận rất rõ nhiều điều : sự dũng cảm, thông minh, tình người, tình đồng đội, tình yêu đất nước, gia đình...
Họ, những người lính Mỹ chiến đấu dường như không chỉ bởi sợ căm thù mà họ chiến đấu và hy sinh bởi trách nhiệm cá nhân của mình với tổ quốc. Điều ấy xứng đáng được tổ quốc ghi danh vì họ đã sống và chiến đấu với đúng nghĩa vụ là người lính.
Có lẽ, người lính ở quốc gia nào cũng có tinh thần và phẩm chất giống nhau, nhưng ứng xử với những người đã từng tham gia chiến tranh làm sao thì không phải quốc gia nào cũng làm tốt được.
Cảm ơn anh Trung đã có một bài viết hay, tình cảm và xúc động.

Nặc danh nói...

Anh Quốc lưu lại nhiều bức ảnh phục vụ bài viết quá , rất hay !khi viết lại , tôi hoàn toàn chỉ dung trí nhớ để tưởng tượng lại !
Qua những comments của độc giả ta đều nhận thấy quan điểm từ nhiều chiều về nước Mỹ .Tất cả nhận xét đó chính là suy nghĩ và tâm trạng của tôi khi bát đầu viêt.
Tôi cố tách ra 2 thực thể để mình không bị nhầm lẫn : 1)đất nước và người dân Mỹ . 2)chính phủ Mỹ .
Trong bài viết tôi không đề cập đến chính phủ Mỹ .
TÁC GIẢ

Nặc danh nói...

BÀI VIẾT CHƯA KẾT THÚC, VẪN CÒN TIẾP . MẶC DÙ BỨC ẢNH ĐỀ LÀ KẾT THÚC !!!
KẾT THÚC Ở BỨC ẢNH LÀ CỦA PHIÊN GÁC.

TranKienQuoc nói...

Chuyến đi Mỹ tôi chụp và lưu đến hàng ngàn bức ảnh. Lúc đứng trước cảnh đổi gác vì loay hoay chụp ảnh mà không kịp tác nghiệp quay video. Cũng tiếc. Thật sự xúc động.
Tôi từng theo sau viên sĩ quan cùng tay lính khi họ tiến vào khu nhà nghỉ. Mặt họ rám đỏ vì nắng.
Nhìn ra khu đổi gác là nhà lưu giữ nhiều kỉ vật chiến tranh. Trong đó có cả những kỉ vật của chiến tranh VN 1962-75.

Nặc danh nói...

"Mọi người sinh ra đều bình đẳng như nhau" thì khi chết đi "cũng bình đẳng như nhau".
Không nơi đâu thích những người làm chính trị, nhưng những người làm chính trị bên các nước phương Tây đều đi được, ăn ở được và gặp gỡ được với những người dân của họ hàng ngày.
Lầu sau có đi du lịch nhớ đem theo cà chua, trứng thối để ném bọn làm chính trị, họ không dám làm gì đâu mà chỉ cười thôi

Nặc danh nói...

Nhớ 1 "đại biêu quốc hôi" ở ta vừa phát biểu: Cán bộ, công chức (quan) dùng điện thoại mua bằng tiền của dân, thanh toán tiền điện thoại cũng bằng tiền của dân nhưng khi dân gọi thì không nghe... Quan ta quả thật xa dân. Còn quan Tây không thế.
Riêng đi du lịch thì cứ đi, cứ xem, cứ nghe những cái gì mới, lạ. Chứ sức đâu mà tải ba cái thứ đó đi ném ai đó cho mệt.

Quang Vinh nói...

Các bạn đều viết những dòng ca ngợi Mỹ. Tôi xin có ý kiến trái chiều. Tôi nhận thấy một số người Việt khi ra nước ngoài có nhiều lỗi lầm đến mức bị khinh rẻ, còn không ai khinh người Mỹ. Nhưng những sai lầm của người Mỹ ở nước ngoài lại gây nên hận thù, đến mức chính nước Mỹ phải lo sợ. Sẽ có người nói vì Mỹ chiến đấu bảo vệ nền dân chủ nên những kẻ không yêu dân chủ căm ghét. Tôi không nghĩ vậy, dựa vào thực tế VN ngày trước cũng như những gì xảy ra ở các nước Trung Đông hiện nay.

Nặc danh nói...

Nước Mỹ chỉ là một nước hơp chủng quốc gồm tất cả mọi người trên thế giới đến xây dưng những ngôi nhà để họ ở và sống cuộc sống của họ.
Trung đông là nơi bắt nguồn của chủ nghĩa nô lệ, họ có suy nghĩ dân chủ được hay không? không ai biết. Syria đánh nhau nội bộ còn dùng đến cả vũ khí hóa học( thứ vũ khí đã bị thế giới cấm từ sau thế chiến thứ 1). Ombama định can thiệp thì quốc hội Mỹ không thông qua.
Nếu nói đến tự trọng thì hãy nhìn vào người Amish ở Mỹ mà suy ngẫm.

Nặc danh nói...

Chỉ có những ai chưa đến nước Mỹ mới nghĩ người Mỹ lo sợ sai lầm của họ. Chính sách họ dù có sai lầm nhưng họ sửa sai và chấp nhận thay đổi,nếu không chính dân chúng sẽ không cho họ lá phiếu để ngồi trên chiềc ghế lãnh đạo đất nước.

Nặc danh nói...

Lãnh đạo nước Mỹ là đại diện của các đảng phái. Mọi hành động, chính sách của chính phủ đương thời bị "đối phương" soi rất kĩ, nhân dân soi rất kĩ vì họ đang sống, hoạt động trên tiền thuế từng người dân. Họ phải suy xết rất cẩn thận khi điều hành xã hội. Chỉ khi có giám sát chéo chặt chẽ, hiệu quả như tếh thì xã hội mới phát triển.

Quang Vinh nói...

Nước Mỹ có dân chủ, giàu mạnh, và người Mỹ có quyền hưởng cuộc sống tốt đẹp của họ, do chính họ xây dựng nên. Trên thế giới ai mong muốn được sống như thế có thể xin sang Mỹ, hoặc giỏi hơn, dũng cảm hơn thì đấu tranh xây dựng cuộc sống tốt đẹp trên chính mảnh đất của quê hương mình, như một số nhà dân chủ của Hàn Quốc, Myamar đã làm. Nhưng nước Mỹ đừng mang bom đạn để giáo huấn cho thế giới sống theo cách Mỹ muốn, và người dân nước khác cũng đừng cố rước quân Mỹ cùng bom đạn về cải tạo đất nước mình. Thực tế ở VN, ở TĐ thì Mỹ muốn các nước khác có cuộc sống như Mỹ muốn dành cho người dân xứ đó, làm sao có lợi cho Mỹ chứ không cố làm cho họ có cuộc sống như chính dân Mỹ. Hàng trăm năm Pháp khai hóa Đông Dương thì người dân Đông Dương vẫn không có TỰ DO, BÌNH ĐẲNG, BÁC ÁI như chính người Pháp. Thật ngây thơ khi chờ mong người khác mang cuộc sống dân chủ, hạnh phúc đến cho mình. Dân chủ, tự do là cái mà người dân mỗi nước phải tự giành lấy, bảo vệ nó, phát triển nó chứ không là món quà của người ta ban cho. Không ít người thờ ơ với chính lá phiếu của mình, không dám lên tiếng đấu tranh một cách chính danh ở bất cứ đâu vì sợ phiền lụy, mà chỉ mong ai đó ban cho mình nền dân chủ.

Nặc danh nói...

Dân chủ, tự do chỉ do chính mình mang đến cho mình. Chả xin ai cho được.
Nhưng ở họ có cái gì hay thì mình phải đến mà học. Vì họ dân chủ, tự do hơn nên đất nước Mỹ mới thực sự phát triển.

Quang Vinh nói...

Cái khó không phải nhiều người không biết về dân chủ mà ở chỗ có cái DŨNG để có nền dân chủ hay không. Người dưới sợ "đấu tranh tránh đâu", sợ minh hy sinh mà người khác được hưởng còn chính mình vướng vòng lao lý. Người trên thì không dám mất cái minh đang có.

Nặc danh nói...

Nghe nói khu mộ gia đình Kenedy ở đây nằm trên một quả đồi mà các ngôi mộ khác đều hướng về đó. Nếu đứng trên đồi này nhìn xuống thì có "thế" tay long tay hổ như các lý thuyết của châu Á vậy(?)

HMK6

TranKienQuoc nói...

Ừ, để post sau cho bà con xem. Nhưng từ đây như thấy cả Washington DC.

Nặc danh nói...

Chính vì ta không có dân chủ thực sự nên nmới để lại những hậu quả như vụ tù oan sai 10 năm cùng nhiều, nhiều vụ khác.

Quang Vinh nói...

Cái này thì mình đồng ý với ND. Khen ta thật sự dân chủ thì chỉ có những người làm chủ nhân dân nói. Người ta thì bị chê là dân chủ hình thức còn ở ta cả hình thức dân chủ cũng không có luôn.