Thứ Bảy, 1 tháng 2, 2014

Nguồn gốc của chữ Tết và chữ Năm (ST: Quốc Việt)

Còn chữ Năm hay Năm Mới?
Ngày nay tiếng Việt “年-Năm” là 1 năm.
- Hán-Việt gọi Năm là “年-Niên”
- Ngoài ra, Tiếng Quảng Đông gọi là “年-Niềnh”, Triều Châu gọi là “年-Nía”, Bắc Kinh gọi là “年-Niẽn” V v…
- 2000 năm trước, sách “thuyết văn” giãi thích chữ “年-Niên” xếp trong bộ chữ 禾-Hòa(Lúa/Mạ) và ghi chú là:
穀孰也從禾千聲春 秋傳曰大有年《說文解字》
Cốc Thục dã tùng hòa thiên thanh Xuân Thu truyện viết đại hửu niên (Thuyết Văn Giãi Tự)…Nghĩa là “Niên’ là Lúa chín, và viết theo chữ Hòa, đọc theo âm “thiên”-Truyện Xuân Thu nói Đại Hửu Niên!!!
Cũng Trong Sách “Thuyết văn”, lại có thêm chữ “稔- Nẳm / Nhẳm = Lúa chín"
(Theo tôi, đây chính là chữ “年-Năm” mà viết theo cách mượn âm chữ “念- Niệm” để diễn đạt âm chữ “稔- Năm”; và cũng giống như “年Năm”. Và ngày xưa …không cần phân biệt thanh Ngang-sắc-huyền-hỏi –ngã-nặng v v…cho nên có thể đọc là Năm=Nắm=nằm=Nậm=Nẳm-Nẩm …= 年 / 稔
(Trích):4423 稔 禾 穀孰也。从禾念聲。《春秋傳》曰:... 而甚切
(Nẳm Hòa Cốc thục dã. Tùng Hòa Niệm Thanh. 《Xuân Thu Truyện》Viết: …Nhi Thậm Thiết) …Nhi -Thậm = Nhậm / ( =>chính xác là “Nậm/Nẳm/nằm/năm…”.


Kết luận: Chữ “節-Tết” và “年-Năm” cùng với các chữ tượng hình khác là “chữ Việt Cổ”.
- Chữ tượng hình cổ xưa nhất là “Giáp cốt Văn”, 1 chi nhánh của người Lạc Việt đã giữ được “chữ Việt Cổ” là “Giáp cốt văn / Bản hoa thạch sống” mà hiện nay họ vẫn đang dùng! Đây cũng là 1 bằng chứng mà không ai phủ nhận được! Trước khi dừng lại ở bài khảo cứu Hán-Nôm và Chữ Việt cổ nầy:
-Xin Dẫn đường Link để quí vị nào biết đọc Hán-Nôm thì có thể tham khảo và nghiên cứu cho rỏ them chữ Việt cổ của người Lạc Việt hiện đang ở Quí Châu và Quảng Tây của nước Trung Hoa ngày nay:
http://www.56china.com/56mz_pd/56mz_sz_uhpd/
Giáp Cốt văn của người Lạc Việt:
http://www.56china.com/2009/1019/70757.html
Tự Điển – Chử viết của người Lạc Việt:   水书常用字典.pdf
Nghiên cứu hay học và hiểu Hán văn hay Hoa văn  hay là Hán-Nôm đến trình độ có thể nghe, đọc, viết, Hát, làm thơ và phân tích ý nghĩa của các từ ngữ cổ đại – Trung Cổ đại – hiện đại mà đi đến tận cùng và hiểu đến tận cùng thì sẽ quay về “chữ Viết tượng hình” với phát âm “Nôm” / -Nam / -Việt, Đó là “chữ Việt Cổ” .Xin Hẹn “khảo cứu” và “Phục nguyên” Hán-Nôm hay chữ Việt cổ với đọc giả ở những bài viết sau…

Nhận xét:
Ông Đỗ Thành hay thật, chỉ Phục Nguyên chữ Nôm (Nam) về chữ Tết và chữ Năm này, hoá ra đó là  tiếng Việt, chữ Việt mà nhà Hán đã dùng rồi biến âm đi sau vài ngàn năm bị phương Bắc đô hộ.
Năm và Tết nói tới Hội Mùa lúa chín, bó lúa và bó mạ. Người Hán tưởng là cây trúc chăng? Mà hạt tre, trúc - "Khuy" - cũng giống hạt lúa. Không ai bó trúc lại để đi cấy bao giờ. Lý thú là người Hán nghĩ cây lúa là cây trúc.
Lúa ở Hoa Nam có 1 vụ và từ đó thành niên hay năm.
Người Hmong gọi Tết là Hội lớn, phải chăng từ Hội Mùa mà thành.
Nếu các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu kĩ theo hướng của Đỗ Thành, ta có thể khôi phục được truyền thống trồng lúa suốt một dải đất từ Thượng Hải đến Indonesia và từ Nhật Bản tới Myanmar mà Việt Nam là trung tâm.
Biển Đông, hay vùng biển Southest China vốn là cái nôi thứ 2 của Loài người nói chung và
cái nôi của người Việt cổ nói riêng mà ta nên vận động cả thế giới chung tay bảo vệ.
Trong khi người Việt mải mê cãi nhau, người China vĩ đại đã kịp chuyển đổi các danh từ để cả thế giới hiểu rằng tất cả các đồ vật trên địa cầu này đều do người China phát minh ra kể cả lịch sử, địa lý,,,,

2 nhận xét:

TranKienQuoc nói...

Ông này chịu khó đọc ghê. Tướng ta giờ lười lắm.

QV nói...

QcV luôn có các bài viết nghiêm túc và sâu sắc. Trong đầu hắn còn nhiều thứ hay lắm đó.
Chúc QcV và cả nhà luôn vui khỏe, HP. Chúc QcV viết nhiều để ACE học được nhiều điwwuf bổ ích và lý thú.