GM FB – Một bài viết của GM và NVM chưa thể nói nhiều về cuộc đời đầy thăng trầm và cống hiến của ông nhưng cũng xin được như một nén nhang thơm tưởng nhớ một con người tài năng, đức độ, một nhân cách lớn của cách mạng nước nhà.
Ông là nhà cách mạng Lê Liêm (sinh năm 1922 - [1985]), từng là Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đã giữ các chức vụ: Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam thời kỳ mới thành lập, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Chủ nhiệm Văn phòng Văn giáo Phủ Thủ tướng, Thứ trưởng Bộ Giáo dục Việt Nam Dân chủ Cộng hòa… Đặc biệt ông là Chủ nhiệm Chính trị ba mặt trận, Biên giới 1950, Tây Bắc 1952-1953 và Điện Biên Phủ 1954. Tại khu căn cứ Mường Phăng, bên cạnh hầm chỉ huy của Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái, vẫn còn đó căn hầm của ông, Chủ nhiệm Chính trị Lê Liêm. Ông là Chủ nhiệm Cục chính trị (sau này là Tổng cục Chính trị) thứ hai của Quân đội nhân dân Việt Nam, sau Tướng Văn Tiến Dũng và trước Tướng Nguyễn Chí Thanh. Đồng thời cũng là Tổng biên tập đầu tiên của báo Quân đội nhân dân, người trực tiếp chỉ đạo và tham gia viết bài cùng 5 phóng viên, họa sĩ khác, làm nên kỳ tích có một không hai tại chiến dịch Điện Biên Phủ, xuất bản 33 số báo ngay tại mặt trận. Một người lính, một chủ nhiệm chính trị, một nhà quản lý, nhà cách mạng hay là một ông già về nghỉ hưu, ở ông đều toát lên một tư chất yêu đời, yêu người, lạc quan và rất đỗi chân thành.
Cuộc đời Chủ nhiệm Chính trị Lê Liêm trải qua nhiều cương vị, không ít biến cố, thăng trầm nhưng chỉ muốn nói về ông với tư cách một người ông, người chồng, người cha trong gia đình. Căn phòng mình đến thăm là nơi ông sống và làm việc từ 1954, vẫn gian nhà cũ đã xuống cấp được chia nhỏ cho 4 anh chị em trong gia đình chung sống đã 60 năm qua. Dù đã từng ở nhiều vị trí lãnh đạo cấp cao nhưng đồ dùng sinh hoạt trong phòng ông vẫn nguyên chỉ có một chiếc tủ gỗ và cái giường tiêu chuẩn của thủ trưởng Tổng cục Chính trị đã đi qua hơn nửa thế kỷ. Lần đầu tiên mình chứng kiến con dâu khóc khi kể về bố chồng, chị Cao Thị Oanh (vợ anh Hồng Anh) đã sụt sùi khi nhắc đến ông dù chỉ về làm dâu được 3 năm thì ông mất. Chị nói, chẳng có ai tuyệt vời như bố chồng chị, từng là lãnh đạo cao cấp nhưng chủ động nói với con dâu rằng, con cần phải ngủ, bố thì không ngủ được, con cứ nấu thức ăn từ tối còn sáng để bố dậy nấu cơm cho cả nhà. Ông xung phong trông cháu, đạp xe đi đón cháu, giặt tã lót cho cháu, gánh nước cho cả nhà dùng… Rồi ngay cả khi tai biến nằm bất động, ông vẫn nhờ người viết thư từ bệnh viện dặn trông nom cháu cẩn thận… Bài học lớn ông dạy các con mình là tình yêu cách mạng bất biến, dù có lúc bão giông, cam go sinh tử… Đó là một tình yêu đời, yêu người trong sáng, vô điều kiện, là tư cách làm cán bộ tận tâm, liêm khiết và quyết liệt bảo vệ chân lý dù ảnh hưởng tới bản thân… Và đặc biệt là một lối sống hết lòng, giản dị và không có khoảng cách với tất cả mọi người xung quanh.
Có lẽ vì có một người ông, người cha như thế, mà đến tận bây giờ mấy anh chị em, các con cháu nhiều thế hệ của gia đình ông vẫn sum vầy, hạnh phúc trong căn nhà tiêu chuẩn 60 năm trước. Căn phòng của hai ông bà lúc còn sống vẫn được để nguyên làm nơi tụ họp, gặp gỡ, sẻ chia mọi câu chuyện trong gia đình. Và cũng là nơi nhiều cán bộ, chiến sĩ cựu chiến binh của chiến dịch lịch sử 60 năm trước tìm đến, họ nhìn ảnh và khóc để nhớ ông, Chủ nhiệm chính trị của mặt trận Điện Biên Phủ
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Một nét Hà Nội (KQ)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- MỘT ĐỜI NHỚ NHAU (Trần Phong k5)
- TIN BUỒN
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Nghề xin ăn không chỉ có ở VN (ST: Trần Đình Ngân)
- Cây từ Vũng Chùa (Quang Việt)
- Cái gì cũng tiền, ở đâu cũng dùng tiền.. thế mà có nơi không dùng tiền
- Chuyện thật ở thủ đô Hà Nội (Cao Thị Uyên)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
4 nhận xét:
Một con người đầy tài năng, đức độ. Năm 24 tuổi (1945) đã là Xứ ủy viên Bắc kỳ, lãnh đạo khởi nghĩa ở Hưng Yên, Thái Bình. Năm 1948 - Cục trưởng Chính trị Cục (TCCT sau này), 1950 - Phó chủ nhiệm TCCT, 1954 - Chủ nhiệm Chính trị Chiến dịch ĐBP, 1958 - Thứ trưởng, bí thư Đảng đoàn Bộ VH.
Cuộc đời ông đầy số phận nhưng bạn bè, cán bộ, chiến sĩ QĐ luôn kính trọng ông.
Năm 1963 Trung ương Đảng ta thông qua Nghị Quyết (Khóa 3) ,Đây là nghị quyết chống chủ nghĩa xét lại hiện đại. Cụ Lê Liêm lúc đó là Ủy viên dự khuyết BCHTU có ỳ kiến phải coi Liên Xô là thành trì của cách mạng hòa bình thế giới. Trong thực tế Liên Xô luôn là sự bảo đảm cho hòa bình thế giới.cho dù phải thay đổi nhiều công tác,cụ Lê Liêm luôn hoàn thành nhiệm vụ,Cụ là một nhân cách lớn của thế hệ chiến sỹ cách mạng có công dựng nên Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Năm nay nhân dân ta kỷ niệm 60 năm Đại thắng Điện Biên Phủ,chúng ta cùng nhau tưởng nhớ cụ Lê Liêm, Phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị QDNDVN, Phó bí thư Đảng ủy Mặt trân,Chủ nhiệm chính trị Mặt trận Điện Biên Phủ.
Cụ Lê Trọng Nghĩa nhớ lại: Khi TW ra NQ9, cụ Lê Liêm cùng 1 số cụ thấy 'có vấn đề', đã thắc mắc và xin 'bảo lưu' ý kiến. Nhớ mãi 2 từ 'bảo lưu'. Đó chính là sự dũng cảm dám đương đầu với sự thật. Phải cả nửa thế kỷ sau, lịch sử mới có những phán xét (hoặc được công bố) 1 cách khách quan.
Nhớ lần kỉ niệm 55 năm Chiến thắng ĐBP (1954-2009), con em Tổng hành dinh có tổ chức chúc mừng Võ Đại tướng tại nhà riêng. Dù đã yếu, cụ Văn vẫn tiếp từng gia đình, trong đó có mấy anh chị em nhà cụ Lê Liêm. Tiếc rằng tròn 60 năm thì cụ Văn đã đi.
Ngày xưa biểu quyết bằng giơ tay, thường thì 100% nhất trí. Nhưng từ ngày ra NQ9 đã có những chính kiến khác với trên. Đó mới là dân chủ thực sự.
Đăng nhận xét