Lời dẫn:
Tôi không nhớ ở đâu đó có ai nói: “Người già thích sống với quá khứ". Qúa đúng!
Tôi đã thích sống với quá khứ, vậy là già rồi còn gì nữa? Nhưng có một điều lạ
là ngày, tháng, năm càng dày thêm thì những cái gì là kỷ niệm hay, tốt đẹp của
quá khứ lại mai một hết cả. Còn lại trên cái sàng thời gian ấy toàn những kỷ niệm,
ký ức buồn cười! Có khi là đáng xấu hổ của một thời nhất quỷ nhì ma… Không nói
ra, viết ra thì có khi chẳng còn dịp nào để nói!
Vậy
xin chia sẻ với các bạn trên trang Báo liếp những ký ức của thời
đi học còn đọng lại trong tôi.
CHUYỆN NHỮNG NGÀY Ở TRƯỜNG TRỖI
I-
Ngày đầu
nhập Trỗi
Đã
đăng ở báo liếp ngày 02 và 04 tháng 10 năm 2014
II-
Giai
thoại 12 điều kỷ luật của quân đội
Lớp mười
trường Trỗi (K1) chúng tôi được học văn hai thầy là thầy Nguyễn Đỗ và thầy Chí Phan,
thầy dạy sử tôi quên mất tên rồi.
Nay
tôi không nhớ là tiết văn hay tiết sử thầy có kể rằng:
Quân đội
ta từ đội du kích Bắc Sơn của cụ Chu Văn Tấn, rồi chính thức từ 34 cán bộ chiến
sĩ đầu tiên dưới cây đa Tân Trào…(ai cũng biết cả). Ngày ấy hầu hết chiến sĩ là
những người nông dân, không biết chữ. Cán bộ chính trị không thể soạn 12 điều kỷ
luật dài, kỹ như bây giờ. Anh em không đọc được và không thể thuộc được. Vậy là
một bài lục bát đầu tiên khởi thủy về 12 điều kỷ luật của quân đội ra đời và anh
em truyền miệng cho nhau. Nghe thầy đọc thấy hay và thú vị quá!
Tôi giơ tay xin
thầy đọc lại lần hai. Vì quá thích, tôi đã nhập tâm ngay, về nhà viết lại và
còn thuộc đến bây giờ. Có thể lâu ngày sai một vài từ nhưng nội dung không hề
thay đổi. Mong bạn nào biết kiểm chứng lại và bổ sung. 12 điều kỷ luật ấy là:
Một là tiết lộ quân cơ
Hai là
chểnh mảng trong giờ gác canh
Ba là
thông với địch tình
Bốn
là vô cớ bỏ dinh trốn về
Năm
là không giữ lời thề
Sáu
là ương ngạnh không nghe lệnh truyền
Bảy
là vô cớ sát nhân
Tám
đem thắng vật làm riêng của mình
Chín
là quấy nhiễu dân gian
Mười
là ngăn cản hành quân dọc đường
Mười
một chưa đánh đã hàng
Mười
hai ra trận tìm đàng tháo lui
Thầy còn kể rằng: từ ngữ pha cổ, pha kim, một phần trình độ
cán bộ còn thấp, phần dân dã hóa như vậy anh em dễ hiểu dễ nhớ hơn, mà chả nói
gì đến ngay tầng lớp trí thức thời đó còn bị ảnh hưởng từ ngữ thời xưa nữa là,
như lời bài hát:
… Thề
cùng vung gươm ra xa trường…
… Bao chiến
mã lên đường…
… Da ngựa
bọc thây lòng này vẫn vui…
Đánh nhau với Pháp có xe tăng, tàu bay, pháo to, pháo nhỏ…mà
vung gươm ra cứ như quân cơ thời Lê Lợi, Quang Trung ấy! Rồi lấy đâu ra da ngựa để bọc
thây cơ chứ? Đành rằng chỉ là mượn tích truyện xưa.
Đến những năm 1950, ý thức tiểu nông vẫn
ngự trị trong tư duy không phải ít người, ấy là:
Đường ta, ta cứ đi/ Nhà ta, ta cứ xây/ Ruộng ta, ta cứ cày…
Đường ta, ta cứ đi/ Nhà ta, ta cứ xây/ Ruộng ta, ta cứ cày…
Nghĩa
là mơ một xã hội tự do đến độ không cần phép tắc!
Tôi
còn nhớ được là nhờ đây cũng là câu chuyện vui và nhiều chuyện khác tôi học lỏm
được của các thầy rồi thường kể lại cho anh em mỗi lần tôi huấn luyện kỹ thuật ở
các đơn vị (ra vẻ thủ trưởng cũng thông kim, bác cổ lắm đây!)
24/10/2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét