Anh là Trần Đình Ngân, học cùng trường ở Quế Lâm với anh trai tôi những năm kháng Pháp, sau là giáo viên Đại học KTQS rồi tôi kết thân và trở thành đồng nghiệp với anh những năm tháng ở Vĩnh Yên. Vợ anh là chị Điềm (chúng tôi hay gọi vui là "con mẹ Điềm"), dân Lạng Sơn.
NTLS Tân Xuân, Hóc Môn. Biết Chức nằm đây không? |
Thời gian chiến tranh biên giới phía Bắc, quãng 1981, chúng tôi cùng anh Lê Khôi khi đi khảo sát hiện trạng thông tin đảm bảo chiến đấu cho bộ đội. Chuyến đi đó, đoàn có tạt qua thăm gia đình chị ở Tràng Định. Ông cụ buồn vì có thằng Nguyễn Công Chức, con trai sau cái Điềm, lính Tăng Quân đoàn 3, hy sinh đúng sáng ngày 30/4/1975, tại cửa ngõ SG mà chưa tìm được mộ phần.
Chuyện này, tôi cất giấu trong lòng suốt mấy chục năm. Thời gian trôi qua nhưng nỗi đau thì còn đó, nhất là với gia đình mỗi khi tới ngày 30/4.
Chuyện này, tôi cất giấu trong lòng suốt mấy chục năm. Thời gian trôi qua nhưng nỗi đau thì còn đó, nhất là với gia đình mỗi khi tới ngày 30/4.
Cùng anh Ngân gắn bia mới cho Chức, hôm 14/5/2014. |
*
Đi tìm mộ Chức
Anh Ngân sang mưu sinh bên Đức. Cách đây chục năm có email cho tôi, báo gia đình còn giữ được cái giấy báo tử, chữ nghĩa đã nhòe nhoẹt, ghi LS Nguyễn Công Chức được quy tập về 1 NTLS ở Hóc Môn. Anh nhờ anh Ba Hưng và tôi liên hệ với Phòng Chính sách QK7 xem cụ thể thế nào. Đến nơi, họ bảo: với thông tin như thế thì khó lắm.
Ngày 2 vợ chồng anh vào TPHCM, chúng tôi bàn liều, thôi thì cứ đến Hóc Môn, gặp NTLS nào thì vào. Cứ dàn hàng ngang mà tìm, xem xem có tên em mình trên bia mộ nào. Tôi và chú Hà Mộc tháp tùng 2 anh chị. Tới khu vực huyện Hóc Môn rồi, đánh xe vào 1 xã, hỏi thăm. Họ xem giấy tờ rồi lắc đầu: "Với giấy tờ này thì chịu, các bác ạ. Các bác thử đi tiếp hướng Tây Ninh, cách đây chục cây có 1 NTLS mà ông Trương Văn Ngài, chồng cô Năm Bi (Đại tá Hồ Thị Bi) hy sinh 1947, được chôn tại đây. Hỏi thăm quản trang nhà ngay đối diện NTLS sẽ được hướng dẫn". Chú Hà đánh xe đưa mấy anh em đi tiếp. Đúng là trên đường cao tốc hướng xuôi về SG có NTLS Tân Xuân. Chúng tôi dừng xe, vào thắp hương và cầu Trời khấn Phật phù hộ tìm thấy em. Đúng là NTLS này có mộ phần của chú Năm Ngài. Ba anh em phân công nhau, mỗi thằng chịu trách nhiệm kiểm tra 5 ngôi mộ, cứ thế dàn hàng ngang mà tiến.
Càn hết nửa NTLS bên trái đài LS mà chưa thấy. Nhưng hy vọng sẽ tìm được em vì thấy có nhiều ngôi mộ gắn tên LS của Trung đoàn 66, sư 10, Lữ đoàn Tăng - Thiết giáp 273 (QĐ 3). Bọn tôi càn tiếp các mộ phía sau đài tưởng niệm. Không thấy. Đợt cuối cùng mà không thấy sẽ phải đi tới NTLS khác của Hóc Môn.
Chả hiểu duyên số thế nào mà tại hàng ngang thứ 10, tôi thấy 1 ngôi mộ có tên "Nguyễn Công Chức". Cẩn thận đọc tiếp thấy "Quê quán: Tràng Định, Lạng Sơn" rồi "Đơn vị: c... , d... , e6, Lữ đoàn 273, f10...". Sướng quá, tôi thét lên: "Nó đây rồi!". Chị Điềm, anh Ngân và chú Hà chạy ngay lại.
Thật xúc động khi nhìn thấy hình ảnh bà chị ôm lấy bia mộ, vuốt ve, nức nở: "Chức ơi, sau bao nhiêu năm, chị mới tìm được em... Chức ơi, bố mẹ nhớ em lắm...". Tôi và Hà vội quay đi, lau những giọt nước mắt.
*
Chuyện của Chức
Năm 1972, Chức xung phong đi bộ đội nhưng vì chưa đủ tuổi, mới 16 (sinh năm 1956), phải nhờ bố tác động. Sau huấn luyện tân binh, Chức được đưa về Vĩnh Yên huấn luyện Tăng rồi nhận xe và bổ sung cho QĐ 3.
Chiến dịch HCM, Lữ Tăng Thiết giáp 273 được giao nhiệm vụ từ Cao nguyên tấn công về SG. Đơn vị tiến theo cửa ngõ phía tây bắc SG, mục tiêu: tấn công vào BTTM ngụy.
Sáng 30/4/1975, xe tăng QĐ3 tấn công theo đường Hóc Môn, qua ngã tư Bà Quẹo, tới Ngã tư Bảy Hiền. Khi qua ngã ba Hoàng Hoa Thám thì xe của Chức bị trúng đạn chống tăng của địch. Bốn anh em trên xe hy sinh.
Sau này nghe bà con ngay NTS kể lại, có ông đại gia trên SG đã lấy xe bán tải của mình lần lượt chở các LS về đây. Xác xếp dài, chờ mấy ngày mới có người tới chôn cất. Mấy anh em trên xe tăng cháy đen, vẫn giữ nguyên tư thế...
Cho tới ngày NTLS được chỉnh trang, mộ các LS mới được gắn tên.
*
Phần việc của người sống
Chúng tôi mở sổ liệt kê danh sách LS tại đây từ 1975 thấy có ghi tên Nguyễn Công Chức. Chị Điềm mừng tủi gọi điện ra Lạng Sơn cho bố, ông mừng lắm. Hỏi ông có muốn đón Chức về? Ông bảo, muốn đón nó về lắm nhưng làm cái lễ hỏi thì nó nói: "Bố cho con nằm lại với anh em. Mấy chục năm nay nằm với đồng đội quen rồi, không bỏ về được. Cơ bản bố tìm thấy con là được rồi".
Biết ý bố, anh Ngân ra ngay chợ đặt cho câu em cái bia mới. Sáng hôm sau trở lại, anh chị chuẩn bị đầy đủ cái lễ với hương, hoa, xôi, gà và thuê thợ gắn biển cho em. Hôm ấy, hết tuần nhang, cả bó hương trước mộ Chức hóa đùng đùng. Vậy là Chức biết anh chị đã tìm thấy em và từ hôm nay, 15/4/2004, em đã được về với gia đình.
Ít tháng sau, anh và em của Chức cũng vào TPHCM và được tôi đưa đến thăm Chức.
*
Chuyện không dừng ở đấy!
Mất mát ấy với gia đình anh Ngân không phải là một. Cùng với sự hy sinh của Nguyễn Công Chức, anh Ngân còn chú em trai - Trần Đình Tuấn, chiến sĩ biên phòng ở đồn Phong Thổ (trên đồi Yên Ngựa) - hy sinh đúng đêm 17/2/1979. Anh đã cùng 32 chiến sĩ kiên quyết chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc.
Người thì hy sinh ngày cuối cùng của cuộc chiến kéo dài 21 năm, người thì hy sinh trong ngày đầu tiên của chiến tranh biên giới phía Bắc. Mất mát lớn quá!
Viết những dòng này, vào ngày 29/4/2015, trước ngày Thống nhất đất nước 30/4 như 1 nén tâm nhang tưởng nhớ Nguyễn Công Chức, Trần Đình Tuấn và hàng triệu, hàng triệu chiến sĩ, đồng bào đã anh dũng hy sinh trong 3 cuộc kháng chiến, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, bảo vệ từng tấc đất mà cha ông ngàn đời đã mang lại cho chúng ta.
Chuyện không dừng ở đấy!
Mất mát ấy với gia đình anh Ngân không phải là một. Cùng với sự hy sinh của Nguyễn Công Chức, anh Ngân còn chú em trai - Trần Đình Tuấn, chiến sĩ biên phòng ở đồn Phong Thổ (trên đồi Yên Ngựa) - hy sinh đúng đêm 17/2/1979. Anh đã cùng 32 chiến sĩ kiên quyết chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc.
Người thì hy sinh ngày cuối cùng của cuộc chiến kéo dài 21 năm, người thì hy sinh trong ngày đầu tiên của chiến tranh biên giới phía Bắc. Mất mát lớn quá!
Viết những dòng này, vào ngày 29/4/2015, trước ngày Thống nhất đất nước 30/4 như 1 nén tâm nhang tưởng nhớ Nguyễn Công Chức, Trần Đình Tuấn và hàng triệu, hàng triệu chiến sĩ, đồng bào đã anh dũng hy sinh trong 3 cuộc kháng chiến, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, bảo vệ từng tấc đất mà cha ông ngàn đời đã mang lại cho chúng ta.
1 nhận xét:
Tác giả TKQ trong ngày lễ hân hoan 40 năm " Giải phóng Miền Nam-Thống nhất đất nước" đã bùi ngùi tưởng nhớ với gia đình tôi sự đau thương trong số phận " Cuối cùng và đầu tiên" mất mát... để góp phần vào chiến thắng vĩ đại của dân tộc!
Cảm ơn chia sẻ của TKQ và bạn đọc.
Hôm nay 3-5-2015. Tôi đang đứng trên nền thảm cỏ mướt mát xanh tươi của nấm mồ tập thể 18.000 tướng lĩnh và chiến binh Xô-Viết, những người cuối cùng hy sinh trong đêm 8 dạng 9 tháng 5-1945 để đến 14h ngày 9 thì chủ nghĩa Phát xít tuyên bố đầu hàng!
Tâm trạng tháng 5, vui buồn lẫn lộn. Khất với TKQ và bạn đọc BTk5 vài hôm nữa, đợi đến ngày Kỷ niệm chiến thắng Phat-xit tại đài tưởng niệm Hồng quân Treptower- Park Berlin, xin gửi cảm xúc của tôi về cho các bạn. (TĐ)
Đăng nhận xét