Những ngày tháng 3 (từ 22 đến 29/3/2015), anh em CCB thuộc c6, d2, e9, f304, QĐ2 hành quân về chiến trường xưa. Họ lần theo dấu chân của đơn vị mình từ ngày nhận lệnh tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh, rồi tấn công vào Căn cứ Nước Trong, rồi lại cùng 5 chiếc xe tăng của Lữ đoàn Tăng thiết giáp 203 tấn công qua Biên Hòa, dọc xa lộ SG - Biên Hòa, tới đầu cầu SG. Trên con đường ấy, máu vẫn đổ, vẫn hy sinh, có những chiến sĩ phải nằm lại dọc đường. Và họ đã cùng 2 chiếc tăng 390 và 843 tiến về Dinh Độc Lập - cơ quan đầu não cuối cùng của chính quyền VNCH...
Tiếc rằng cái tên C6 - ĐƠN VỊ BỘ BINH CỦA QĐ2 có mặt trong Dinh Độc Lập tại thời khắc lịch sử này chưa được nhắc đến, cho dù tư liệu lịch sử cùng nhiều vật chứng đã được cung cấp.
CCB Nguyễn Tăng Tiến, người có được vinh dự cùng đồng đội c6, d2, e9, f304, QĐ2 giong ruổi mấy ngày này. Anh nêu bức xúc của anh em trong đơn vị và trao cho tôi bản sao Nhật ký chiến trường của CCB Cao Tiến Bang - cán bộ tiểu đội thuộc c6, d2, e9, f304, QĐ2 (người đi theo xe của anh Bùi Quang Thận và bị thương ngay đầu cầu SG, phải nằm lại); mong góp phần tìm ra sự thật của lịch sử, trả lại tên tuổi cho người và đơn vị có công.
Tôi đã đọc đi đọc lại tập nhật ký, rồi đối chiếu nhiều bài viết, nhiều sách vở về sự kiện lịch sử này. Không thấy ở đâu ghi tên đơn vị. Tiếc là những người còn sống thì đa số ở ngoài Bắc (Cao Tiến Bang, Tình...).
Đang có ý tưởng kết hợp với anh em của báo QĐND làm phóng sự điều tra thì đọc được bài "Khoảnh khắc 2 giờ và 40 năm" đăng tải trên Nhân dân điện tử.
Mời cả nhà cùng đọc!
CCB Nguyễn Tăng Tiến, người có được vinh dự cùng đồng đội c6, d2, e9, f304, QĐ2 giong ruổi mấy ngày này. Anh nêu bức xúc của anh em trong đơn vị và trao cho tôi bản sao Nhật ký chiến trường của CCB Cao Tiến Bang - cán bộ tiểu đội thuộc c6, d2, e9, f304, QĐ2 (người đi theo xe của anh Bùi Quang Thận và bị thương ngay đầu cầu SG, phải nằm lại); mong góp phần tìm ra sự thật của lịch sử, trả lại tên tuổi cho người và đơn vị có công.
Tôi đã đọc đi đọc lại tập nhật ký, rồi đối chiếu nhiều bài viết, nhiều sách vở về sự kiện lịch sử này. Không thấy ở đâu ghi tên đơn vị. Tiếc là những người còn sống thì đa số ở ngoài Bắc (Cao Tiến Bang, Tình...).
Đang có ý tưởng kết hợp với anh em của báo QĐND làm phóng sự điều tra thì đọc được bài "Khoảnh khắc 2 giờ và 40 năm" đăng tải trên Nhân dân điện tử.
Mời cả nhà cùng đọc!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét