Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2015

Bè lũ lãnh đạo Bắc Kinh không bao giờ bỏ tư tưởng Đại Hán; còn những người bạn TQ của chúng ta thì vẫn chân tình (KQ)

Năm 1967-1968, chúng tôi được sống ở Quế Lâm, TQ. Ngày đầu về tá túc nhờ trường Trung học số 1 Quế Lâm. Có 1 anh bạn TQ được giao làm liên lạc cho Ban giám hiệu 2 trường. Anh ta tên Cao. Thấy anh đầu đội mũ vải có gắn sao đỏ 5 cánh, tay đeo băng đỏ Hồng vệ binh, mặc áo Tôn Trung Sơn; thế là bọn tôi gọi anh là Cao Tư lệnh (coi là "Tư lệnh Hồng vệ binh của Y Trung", thậm chí phong luôn là "Tư lệnh Hồng vệ binh của TP Quế Lâm"). 
Cùng các lão binh Quân giải phóng từng chiến đấu 1666-67 ở VN tại Tam Thủy (quê Cao).
Anh từng dẫn Hồng vệ binh Y Trung đi "chiến đấu" với phái Liên chỉ của công nhân ở Nam Ninh. Thiên hạ đại loạn, bố anh là 1 công nhân Dược từ Thượng Hải về phát hiện điều đó, bắt anh phải bỏ làm cách mạng, về nông thôn làm "bác sĩ chân đất" (chuyên khám bệnh, cắt thuốc lá cho nông dân). Mất vài ba năm rồi mới đi học Dược ở trường Đại học Trung Sơn. Ra trường, anh về làm việc ở quê hương Tam Thủy, Quảng Đông. Còn bố mẹ vẫn sống ở Quế Lâm.
Tháng 8/1968, chúng tôi rút quân khỏi Y Trung. Có ra nhà chào anh nhưng vì ngôn ngữ bất đồng nên chả hiểu anh đi đâu hay đã chết vì Cách mạng Văn hóa.
Phải hơn chục năm quan hệ Việt - Trung bị gián đoạn. Đến 2003, đoàn đầu tiên của Trường Trỗi sang thăm lại Quế Lâm (có Mạnh Thanh, Phan Nam, Hữu Thành, Kiến Quốc) cùng Quang Huy và Nam Hòa. Chúng tôi đến thăm Y Trung nhưng không gặp anh. Lần đó, kết thân được với GS Đỗ Kiếm Tuyên và chị Lư Mỹ Niệm (Hoa kiều) cùng là giáo viên của Đại học Sư phạm Quảng Tây.
Cuối 2004, GS Đỗ email sang, báo sẽ cùng Cao Cẩm Quỳ - bạn Y Trung - sang xuyên Việt. Chả biết Cao Cẩm Quỳ là ai nhưng sẵn sàng đón tiếp.
Đầu 2005, bạn được đón ở HN, Đà Nẵng nhưng nơi nào cũng loáng thoáng lắm, chưa rõ anh là ai. Chỉ khi vào tới SG, tại nhà thầy Trọng, khi anh ta khoe bộ ảnh thầy trò Trường Trỗi ở Quế Lâm thì Phan Nam hô lên: "Cao Tư lệnh hả?". Vậy mà anh ta vội xua tay: "Bu shi, bu shi" (không phải).
Anh có những ngày tuyệt vời ở SG. Tại đám cưới con gái anh Giáp Hùng k2, anh được chủ tiệc giới thiệu với quan khách: "Đây là Cao Cẩm Quỳ, Tư lệnh Hồng vệ binh Quế Lâm, sang dự đám cưới con tôi". Bà con vỗ tay rần rần, khen các anh có tình bạn quý hóa thế!
Lần đó, anh xuống Vũng Tàu thăm được thầy Hồng Tuyến.
Phải nói, Cao là người bạn chân thành. Những ngày sóng gió trong quan hệ 2 nước, anh vẫn giữ quan hệ với chúng tôi. Anh bảo, sẽ cố gắng nói để nhân dân TQ hiểu sự thật. Chúng tôi thì lo cho anh.
Ở Tam Thủy có đến hàng trăm lão binh Quân giải phóng từng sang VN "kháng Mỹ viện Việt", thời kì 1965-66. Họ là chiến sĩ phòng không, chiến sĩ công binh đường sắt, từng chiến đấu ở Lạng Sơn, Hà Bắc, Yên Bái... Họ khộng quên những kỉ niệm xưa, đặc biệt rất kính trọng Papa Hu (Bác Hồ) và nhân dân VN. Họ nhóm họp sinh hoạt với nhau.
Có 1 anh bạn có bố từng chiến đấu ở VN thời kì đó, sau anh ta cũng đi bộ đội đường sắt. Anh có được bộ sưu tập khủng về bộ đội 2 nước.
Ngày chúng tôi sang Tam Thủy, tháng 9/2013, đã đến thăm Bảo tàng tư nhân này và gặp gỡ các lão binh "kháng Mỹ viện Việt" ở đây. Sau đó, bạn còn mời chúng tôi ra nhà hàng.
Bè lũ lãnh đạo TQ là thế; còn bạn chúng ta thì khác. Mong sao, nhiều người dân TQ cùng hiểu được như các bạn.

2 nhận xét:

Kháng Chiến nói...

Người Trung Quốc thường gọi nhau bằng họ.Cao là họ ,Cẫm Quỳ là tên. Tôi sang Odessa học cùng với một số bantroi K2vào 1967 .Trong những câu chuyện của các bantroik2 về Quế Lâm trong cuộc Đại mạng văn hóa vô sản do Chủ thịch Mao Trạch Đông đích thân phát động ,tôi thường nghe tên "Cao tư lệnh" một học sinh Trường Trung học số I ( Trường Y Trung) tp Quế Lâm.
Đến 2005 tôi và Kiến Quốc ra Ga Hòa Hưng đón anh Đỗ Kiếm Tuyên ,và Cao Cẫm Quỳ.Tôi lần đầu tiên được diện kiến "Cao tư lệnh".Tôi và Kiên Quốc bố trì cho hai người bạn TQ về nghỉ ở một nhà nghỉ giá rẻ ,theo yêu cầu của anh Đỗ Kiếm Tuyên tại Quân Phú Nhuận. Anh đỗ Kiếm Tuyên cho tôi biết thời Cách mạng văn hóa anh Tuyên là giáo viên Nga văn của Đại học sư phạm Quảng Tây ,anh vốn là hoa kiều từng sống tại Nghệ An ,tốt nghiệp Khoa Nga văn Đại học Quảng Tây,là bạn vong niên của Cao Cẩm Quỳ trong các hoạt động ủng hộ Việt Nam chống Mỹ (1966-1969).Khi biết anh Đỗ Kiếm Tuyên có liên lạc với các bantroi từ 2003 ,Cao mời anh Tuyên cùng sang Việt Nam tìm các bantroi,chuyến đi đó Cao Cẫm Quỳ gánh mọi mọi chi phí. Tôi lần tiếp xúc đó rất cãm động khi Cao cẫm Quỳ đưa cho chúng tôi xem các kỹ vật của các bantroi tặng anh từ 1966-1968,đó có chiếc huy hiệu Bác Hồ,huy hiệu Liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi,có bức thư của Chính ủy Quỳnh viết cho Cao ,sau khi Trường về Việt Nam. Tôi lúc đó cảm nhậm được rằng Cao có một tình yêu rất chân thành đối với bantroi ,đối với Việt Nam,Với Bác Hồ.
Năm 2009 Cao cùng 3 người bạn ( trong đó có hai cựu chiến binh từng sang chiến đấu chống Mỹ tại Việt Nam là anh Thang Quýnh Quang ,Hà Học Nhiên) lại sang Việt Nam ,có chuyến đi xuyên Việt,Tôi cùng Đông Nhân và các bantroi lại có dịp đón,đưa tham quan,tiễn các bạn TQ.
Năm 2010 tôi lại gặp anh Cao tại Quế Lâm khi cùng các batroi về thăm lại Quế Lâm.Năm 2013 một lần nữa tôi gặp anh khi đến Quận Tam Thủy tp Phật Sơn thăm quê hương anh Cao.
Sau 10 năm quen biết anh Cao giữ chúng tôi có một tình bạn rất chân thành. Tội rất quý anh ,vì trong trái tim anh luôn có chỗ cho Việt Nam,anh luôn theo rõi tình hình Việt Nam qua các trang báo điện tử(bản tiếng Hoa,tiếng Việt) của báo Nhân Dân,Quân Đội Nhân Dân,Sai gòn giải phóng,TTXVN, Đài tiếng nói Việt Nam. Anh là cầu nối rất nhiệt tình giữa chúng tôi những cựu chiến binh Việt Nam với tập thể các cựu chiến binh Tam Thủy từng tham gia "Kháng Mỹ ,Viện Việt (1966-1969)
So vớ1 Tỷ 300 triệu dân TQ ,anh Cao là một cá thể bé nhò song những cố gắng của anh,tình yêu của anh đối với Việt Nam,đối với tình hữu nghị nhân dân Việt-Trung là một giá trị rất quý, rất đáng trân trọng.
Tôi nghĩ tập thể bantroi nên mời anh dự kỷ niệm 50 năm thành lập Trường vào tháng 10-2015 này. Anh rất muốn sang Việt nam vào dịp kỷ niệm này.

Nặc danh nói...

Có lẽ từ "kháng Mỹ viện Việt" nghe ko ... đúng lắm vì lúc đó bản chất ko giống như hồi "kháng Mỹ viện Triều", mà chỉ nên nói là "các CCB từng tham gia chống Mỹ tại VN".

HMK6