Mới đây, nhiếp ảnh gia người Pháp Bruno Barbey đã hé lộ những tấm ảnh màu hiếm hoi về xã hội Trung Quốc năm 1973mà ông may mắn ghi lại được về cuộc sống của người dân Trung Quốc trong Cách mạng Văn hóa dưới thời Mao Trạch Đông.
Thêm chú thích |
Vào năm 1973, nhiếp ảnh gia Barbey đã có cơ hội là phóng viên nước ngoài đầu tiên được cho phép vào trong lãnh thổ Trung Quốc theo chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Pháp thời đó - George Pompidou.
Và đây chính là điều kiện để ông ghi lại những khoảnh khắc hiếm hoi về cuộc sống của người dân Trung Quốc dưới những cuốn phim màu chứ không giống như đại đa số nhiếp ảnh gia cùng thời chỉ có thể mang đến những tấm ảnh đen- trắng.
Mặc dù nhiếp ảnh gia người Pháp này luôn được hộ tống và theo sát bởi quân lính Trung Quốc nhưng ông vẫn có thể lưu lại những hình ảnh của cuộc sống thường ngày nơi đây vì ông nghĩ rằng Trung Quốc không thể che giấu được những hình ảnh về sự nghèo đói và chịu đựng của người dân. "Khi đi khắp đường phố Thượng Hải, bạn có thể làm gì? Họ không thể kiểm duyệt được tất cả!" - Barbey nhấn mạnh.
Những bức hình mà Barbey chụp được càng hiếm hơn khi mà thời đó máy ảnh là dấu hiệu của tầng lớp tiểu tư sản ở Trung Quốc thời kỳ này.
Barbey vô cùng ngạc nhiên khi được ghé thăm doanh trại quân đội
Cánh tay phải của Mao Trạch Đông - nhà ngoại giao Chu Ân Lai trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Pháp - George Pompidou.
Chu Ân Lai đang xem thực đơn của bữa tối.
Người vợ thứ tư của Mao Trạch Đông - bà Giang Thanh. Ở thời điểm này, bà đã bắt đầu ăn mặc theo phong cách Phương Tây, và đây chính là bộ váy do bà tự tay thiết kế - điều mà ít ai có thể làm được trong giai đoạn này.
Kể từ chuyến thăm đầu tiên vào năm 1973, Barbey sau đó đã quay trở lại Trung Quốc rất nhiều lần để ghi lại những hình ảnh đẹp về sự đổi thay và phát triển trong xã hội Trung Hoa.
Barbey hi vọng sự đối lập về màu sắc hiện đại và quá khứ sẽ giúp thế hệ trẻ nhận ra sự hi sinh to lớn của những người đi trước đã dành cho họ.
"Đối với tôi, bức ảnh này rất quan trọng vì trong Cách mạng văn hóa, tôi không nhìn thấy bất kỳ một cặp đôi nào nắm tay nhau. Nhưng ngày nay thì khác rồi, khi xã hội Trung Quốc cởi mở hơn, những đôi yêu nhau thể hiện tình cảm một cách tự nhiên hơn rất nhiều", Barbey chia sẻ.
1 nhận xét:
Khóc cho bóng đá,khóc vì chạm được tay thần tượng Kpop,...ai khóc cho ngư dân mình?
Đăng nhận xét