Không biết bây giờ bạn đang lang thang ở đâu, lên Sa Pa đi chợ tình hay đã xuôi chợ Viềng Nam Định, không biết đang sì sụp ăn ốc nóng ở chợ Âm Phủ – Đà Lạt hay về miền tây Nam Bộ xuôi thuyền thăm các chợ đồng bằng. Được du khảo qua các chợ, đó là niềm đam mê không dễ gì dứt bỏ, có lần bạn đã nói thế, phải không. Vậy thì sao bạn không về thăm chợ nổi Cà Mau quê tôi ?
Nằm giữa lòng thành phố Cà Mau, quãng cuối sông Gành Hào, đứng trên cầu nhìn về phía mặt trời mọc, người ta có thể nhìn thấy một dãy ghe rập rờn xao động cả mặt sông, những cái chân vịt gác chỏng lên loang loáng dưới mặt trời. Không biết chợ đã hình thành từ khi nào, phải chăng từ những chiếc ghe thương hồ xuôi ngược một hôm neo đậu gần nhau để mồi xin chút lửa, trao đổi cho nhau nắm gạo lứt, tấm vải bố tời, trái bầu, trái bí… mà nên một xóm chợ trên sông đông đúc, sung túc nhất đồng bằng như bây giờ ?
Sao bạn lại không thể cùng tôi dạo chợ trên sông, đi từ buổi sớm mai trong lành để ngắm xóm chợ tươi tắn, nhiều màu sắc và lạ lùng trong con mắt người xứ khác. Mà, sao lại là buổi mai ? Vì chợ lúc bình minh lên như thời thơ ấu của một đời người, đạp đẽ, tinh khiết, trong ngần. Sương đọng trên chiếc mùng giăng trên mui ghe của đám trẻ con ngủ vùi, ngủ nướng rồi bảng lảng tan cho một ngày buôn bán bận rộn bắt đầu. Hàng trăm chiếc ghe to, nhỏ khẳm lừ, đậu sát vào nhau thành một dãy dài, người bán, người mua trùng trình trên sóng nước. Buổi sớm mai, đó là buổi của những chiếc xuồng con với các chị, các dì bán hàng ăn sáng, mùi thơm của các loại bánh lan tỏa xa hơn cả tiếng rao hàng, là buổi của những chiếc ghe hàng bông đổ ra từ trăm ngàn con sông, rạch để bổ hàng rồi trở về theo trăm ngàn lối sông rạch cho chuyến buôn xa. Buổi của những chủ ghe tất bật bày biện sao cho mớ hàng hóa của mình mới mẻ, tươi tắn và tinh tươm nhất.
Ngày trước, chợ trên sông Cà Mau cũng giống như nhiều chợ nổi đồng bằng khác buôn bán rất nhiều mặt hàng từ nhu yếu phẩm đến thực phẩm, nghe kể, chợ bán cả bàn ghế, giường ngủ, tủ thờ… Bây giờ, cách buôn bán ấy chỉ còn ở những ghe hàng bông lưu động đến tận nhà người dân, riêng chợ nổi Cà Mau chỉ tập trung bán sỉ hàng hóa nông sản tươi, những thứ rau, trái miệt vườn. Với khách đường xa, đi chợ trên sông là để xem, để khám phá cái nguyên khí một miền quê lạ. Bạn không cần ghé vào từng ghe để xem hàng họ bán những gì, bạn chỉ cần biểu em gái chèo đò chèo chậm thôi, thong thả thôi ngang qua chợ. Bạn cứ nhìn cái nhánh cây thon, dài buộc ở đầu ghe kia, trên cây treo gì thì ghe bán thức ấy, lúc la lúc lỉu trông lạ vậy, nhưng đó là tiếng chào mời không lời. Chẳng cần rao bán, chèo kéo nhưng khách cầm lòng nào mà bỏ đi. Cầm lòng được sao với cái màu đỏ thanh thao của trái đu đủ chín cây, đỏ au au của chùm chôm chôm, vàng ươm của khóm, xoài, xanh riết của cóc, ổi, tím của cà… Giữa chợ nổi Cà Mau, cảm giác như gặp được những khu vườn của miệt sông Tiền, sông Hậu, như nhìn thấy những rẫy khóm, rẫy mía miên man dọc triền sông Trẹm quê mình.
Nằm giữa lòng thành phố Cà Mau, quãng cuối sông Gành Hào, đứng trên cầu nhìn về phía mặt trời mọc, người ta có thể nhìn thấy một dãy ghe rập rờn xao động cả mặt sông, những cái chân vịt gác chỏng lên loang loáng dưới mặt trời. Không biết chợ đã hình thành từ khi nào, phải chăng từ những chiếc ghe thương hồ xuôi ngược một hôm neo đậu gần nhau để mồi xin chút lửa, trao đổi cho nhau nắm gạo lứt, tấm vải bố tời, trái bầu, trái bí… mà nên một xóm chợ trên sông đông đúc, sung túc nhất đồng bằng như bây giờ ?
Sao bạn lại không thể cùng tôi dạo chợ trên sông, đi từ buổi sớm mai trong lành để ngắm xóm chợ tươi tắn, nhiều màu sắc và lạ lùng trong con mắt người xứ khác. Mà, sao lại là buổi mai ? Vì chợ lúc bình minh lên như thời thơ ấu của một đời người, đạp đẽ, tinh khiết, trong ngần. Sương đọng trên chiếc mùng giăng trên mui ghe của đám trẻ con ngủ vùi, ngủ nướng rồi bảng lảng tan cho một ngày buôn bán bận rộn bắt đầu. Hàng trăm chiếc ghe to, nhỏ khẳm lừ, đậu sát vào nhau thành một dãy dài, người bán, người mua trùng trình trên sóng nước. Buổi sớm mai, đó là buổi của những chiếc xuồng con với các chị, các dì bán hàng ăn sáng, mùi thơm của các loại bánh lan tỏa xa hơn cả tiếng rao hàng, là buổi của những chiếc ghe hàng bông đổ ra từ trăm ngàn con sông, rạch để bổ hàng rồi trở về theo trăm ngàn lối sông rạch cho chuyến buôn xa. Buổi của những chủ ghe tất bật bày biện sao cho mớ hàng hóa của mình mới mẻ, tươi tắn và tinh tươm nhất.
Ngày trước, chợ trên sông Cà Mau cũng giống như nhiều chợ nổi đồng bằng khác buôn bán rất nhiều mặt hàng từ nhu yếu phẩm đến thực phẩm, nghe kể, chợ bán cả bàn ghế, giường ngủ, tủ thờ… Bây giờ, cách buôn bán ấy chỉ còn ở những ghe hàng bông lưu động đến tận nhà người dân, riêng chợ nổi Cà Mau chỉ tập trung bán sỉ hàng hóa nông sản tươi, những thứ rau, trái miệt vườn. Với khách đường xa, đi chợ trên sông là để xem, để khám phá cái nguyên khí một miền quê lạ. Bạn không cần ghé vào từng ghe để xem hàng họ bán những gì, bạn chỉ cần biểu em gái chèo đò chèo chậm thôi, thong thả thôi ngang qua chợ. Bạn cứ nhìn cái nhánh cây thon, dài buộc ở đầu ghe kia, trên cây treo gì thì ghe bán thức ấy, lúc la lúc lỉu trông lạ vậy, nhưng đó là tiếng chào mời không lời. Chẳng cần rao bán, chèo kéo nhưng khách cầm lòng nào mà bỏ đi. Cầm lòng được sao với cái màu đỏ thanh thao của trái đu đủ chín cây, đỏ au au của chùm chôm chôm, vàng ươm của khóm, xoài, xanh riết của cóc, ổi, tím của cà… Giữa chợ nổi Cà Mau, cảm giác như gặp được những khu vườn của miệt sông Tiền, sông Hậu, như nhìn thấy những rẫy khóm, rẫy mía miên man dọc triền sông Trẹm quê mình.
Mỗi chiếc ghe neo đậu ở đây là một ngôi nhà, ngang hai mét, dài năm bảy mét. Nhỏ bé, chật hẹp là vậy, nhưng khách thương hồ lại có tâm hồn hiếu khách, hào sãng, rộng rãi. Bạn đến, họ sẽ chẳng hẹp lòng gì mà không mời bạn nếm thử miếng dưa gang thanh thao, cái thơm ngọt lạ lùng của trái dừa nước, thử cái vị chua chua của trái dâu, trái khế quê nhà. Nếu bạn lỡ phải lòng cô bán hàng duyên dáng nào đó thì xin hẹn ước mau mau, để chần chừ về nhà rồi quay trở lại, sợ rằng sẽ đứng trên chiếc đò nhỏ chao trên sóng ( hay lòng của ta chao) nhìn cây cọc buộc ghe vắng một sợi dây quen, có buồn lắm thì cũng đành hát “người đã đi rồi khôn níu lại”. Biết làm sao được, bản chất của xóm chợ này là vậy, hợp rồi tan như lục bình trôi, như bèo dạt.
Tôi luôn nuôi một niềm hy vọng sẽ cùng bạn lênh đênh trên chợ nổi quê mình. Khoe cái sầm uất, rộn ràng của chợ buổi sáng, buổi trưa, cho bạn cảm nhận cái man mác buổi chiều. Cái man mác buồn đúng là của một chiều phố núi nào đó, một xóm nhỏ heo hút nào đó nhưng ở trên sông này vẫn có nét riêng. Những chiều tà, chợ nổi đìu hiu bập bềnh đậu hết một vạt áo nắng vàng hoe hoe, đỏ hoe hoe. Những người đàn bà cúi đầu ngó chăm chăm xới nồi cơm nghi ngút khói, những người đàn ông xếp bằng ngồi trên mui ghe vấn những điếu thuốc to đùng bằng đầu ngón chân cái, phì phà nhả khói lên trời. Những đứa trẻ con ngồi tênh hênh trên mũi ghe câu cá chốt, cá mè. Những cô con gái sau một ngày bán hàng mệt mỏi tìm niềm vui bằng việc nụm nịu chăm nom cho mấy bụi hẹ, chòm rau húng lủi, vài cây ớt ốm nhom trong cái khạp bễ để trên mui ghe mà nghe phảng phất niềm thương nhớ đất.
Bình dị vậy mà chợ nổi quê tôi đã đi vào nhạc, vào thơ, vào những bức tranh, bức ảnh. Những văn nghệ sỹ đến, làm nên tác phẩm rồi đi mà vẫn hẹn lòng quay lại bởi niềm hứng khởi trước những vẻ đẹp lạ lùng, đặc trưng của miền sông nước mãi mãi không bao giờ cạn. Vậy sao bạn còn chưa đến với đất quê tôi ?
Nước sông Gành Hào ngày ngày ra biển rồi lại quay về há không phải vì không nỡ xa, không phải vì thương nhớ chợ nổi Cà Mau đó sao ? Sông còn vậy, huống chi người ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét