Nhà thờ Tiêu Đông xây đã hơn thế kỷ, từng tu bổ đến 4 lần. Do đất nước chiến tranh mà tài liệu thất lạc. Hai năm truớc, khi đuợc bề trên cho phép tháo dỡ nhà thờ cũ, xây nhà thờ mới lớn hơn (vì giáo dân đã ngót 4000), khi đào nền khu thánh lễ thì phát hiện có 4 ngôi mộ cổ. Mở ra trong mỗi quách có 1 thẻ đồng, ghi chữ Nôm. Chữ mời nhạt. Nhờ cánh buôn đồ cổ và cả người "hay chữ" cũng không rõ nghĩa vài chữ. Mà để càng lâu càng lo vì hài cốt bị môi truờng xâm hại.
Ban hành đạo có ý nhờ chú út nhà tôi thưa chuyện này với bác Dương Trung Quốc (Hội Sử học). Cũng là cái duyên, chú út nhà tôi có nghề tay trái là kê đơn bắt mậch. Lang y Thiên Tích (nay đã 94) dạy Đông y cho chú cách đây đã 20 năm, bắt đầu từ dạy chữ Hán cổ, để đọc sách thuốc. (Cái chữ Nôm của ta cũng có gốc từ chữ Hán cổ, sau đó có những sáng tạo (phần này xin nhuờng lời cho bác Ngân). Trung xem và đọc ngay ra những chữ họ chưa biết. Vậy là những “cố” này mất và được chôn cất dưới nền nhà thờ. Tra cứu ngược lại thì đúng. Nay, mộ 4 cố được chôn ngày vườn nhà thờ. Anh em ta đã đến thăm.
Đóng góp xây dựng
Trông cái nhà thờ cao, to như thế mới biết công sức đóng góp của giáo dân. Lúc đầu lập dự toán chỉ 4 tỷ (phần thô). Vậy mà qua 2 năm xây dựng, với tính toán theo thị truờng, thì đã chòm chèm 20 tỷ. Nguyên tắc của Công giáo là trước tiên cứ phải xây dựng, xây rồi, thấy có kết quả rồi bề trên mới xem xét cắt kinh phí. Giáo dân của thôn đi tứ xứ, trong và ngoài nuớc đầu góp công, của cho việc xây dựng.
Không kể phần vật lịệu, thợ xây chính là giáo dân. Lúc đầu, công khoán là 60 nghìn/ngày (không nuôi cơm). Khi trượt giá, ban quản lí trả 65, 75 rồi 80 nghìn. Thế mà họ trả lại phần vênh, chỉ xin đúng 60.
Nói vậy để các bạn hiểu con nguời và trách nhiệm với bổn đạo, với việc xây dựng nhà thờ nơi truyền giáo, nơi quản lí cuộc sống tinh thần.
(Anh em chúng tôi đuợc vinh dự hiến tặng cửa đại hội (cửa chính) cho nhà thờ. Anh Ngân cùng bạn bè có mặt đúng hôm lắp cửa).
Dàn giáo xây dựng
Nói vậy, các bạn nghĩ ngay tới dàn dựng bằng những khung thép. Không! Dàn giáo xây nhà thờ Tiêu Động dựng bằng tre pheo. Đặc biệt hơn, chằng buộc, liên kiết các thanh tre bằng lốp xe đạp. Họ phải vào nam, đi lùng mua về các lốp cũ. Rồi chằng rồi buộc. Một liên kết quá bền với nắng mưa.
Thế mới hiểu đuợc sự sáng tạo của những người thợ xây dựng xuất thân từ nông dân VN.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét