Nước
(1) trật: cấp bậc phẩm hàm.
Pháp luật đơn sơ
Dân trí càng mở mang thì pháp luật càng phải tinh tế. Luật lệ nước ta sơ sài hết sức. Những điều rõ ràng thì hoặc là phiền toái vô dụng, hoặc là khe khắt quá khó lòng giữ đúng (…) Những điều ta nói ta làm hàng ngày mà theo luật quy tội, thì sáng bị tội đồ, tội lưu, chiều bị tội phạt trượng. Đến những điều đáng phải theo cũng không thể theo được. Trên cũng như dưới đều mơ mơ màng màng, cơ hồ thành một nước không có pháp luật. Dân không giữ chữ tín, trong dân gian người ta làm khế ước với nhau, thường mực chưa khô đã bội ước. Quy tắc của trường học, kế hoạch của công sở phần lớn nằm trên giấy, treo lên cho vui mắt, đọc lên cho vui tai mà thôi. Trên dưới không tin nhau, mà mong giữ đúng pháp luật thì thật là khó thay! Đã không giữ được thì thay đổi đi là hơn.
Làm ra vẻ yêu nước để mưu lợi riêng
Chứng bệnh hay giả dối là chứng bệnh chung của người nước ta mà ở trong lại có một chứng đặc biệt là chứng ái quốc giả… Nào đám truy điệu, nào tiệc hoan nghênh, nào là kỷ niệm anh hùng, nào là sùng bái chí sĩ, chuông dồn trống giục, Nam hát Bắc hò, xem ở trong một đám lúc nhúc lao nhao, cũng đã có mấy phần người biết quyền nước đã mất thì tính mạng không còn, hồn nước có về thì giang sơn mới sống. Nếu những tấm lòng ái quốc đó mà thật thà chắc chắn thì giống Tiên Rồng chẳng hạnh phúc lắm sao? Nhưng tội tình thay, khốn khổ thay, người ưu thời mẫn thế chẳng bao nhiêu mà người rao danh thì đầy đường đầy ngõ.
Giọt nước mắt khóc nước vẫn ngày đêm chan chứa mà xem cho kỹ thì rặt nước mắt gừng; tiếng chuông trống kêu hồn vẫn trong ngoài gióng giả mà nghe cho tới nơi thì rặt là chuông trò trống hội; ngoài miệng thì ái quốc mà trong bụng vẫn là kim khánh mề đay; trước mặt người thì ái quốc mà đến lúc đếm khuya thanh vắng thì tính toán những chuyện chó săn chim mồi. Cha ôi! Trời ơi! ái quốc gì, ái quốc thế ư? Đeo mặt nạ ái quốc để phỉnh chúng lừa đời, một mặt thời mua chuốc lấy tiếng chí sĩ chân nhân, một mặt thì ôm chặt lấy lốt ông tham bà đốc.
Ba đoạn văn trên có vẻ như được viết ra với mục đích ám chỉ hiện nay. Nhưng thực ra đây là những đoạn văn của các chí sĩ cách mạng nước ta viết ra cách đây cả một thế kỷ. Sao mà cứ hao hao như hiện thời. Nào là đề bạt, lên chức thay cho thăng trật. Nào là đại hội, nào là lễ mừng, lễ tôn vinh, thay cho tiệc hoan nghênh, kỷ niệm anh hùng, sùng bái chí sĩ.
Dân khí bạc nhược là của Phan Chu Trinh trong Thư gửi Chính phủ Pháp năm 1906.
Pháp luật đơn sơ được trích Quốc dân độc bản, tài liệu của Đông Kinh nghĩa thục năm 1907.
Làm ra vẻ yêu nước để mưu lợi riêng là của Phan Bội Châu trong Cao đẳng quốc dân năm 1928.
Một thế kỷ qua, việc “giữ đúngpháp luật” vẫn “khó thay”, “kế hoạch” “phần lớn” vẫn “nằm trên giấy, treo lên cho vui mắt, đọc lên cho vui tai mà thôi”. “Người rao danh (bây giờ là các loại danh hiệu, huân huy chương) thì đầy đường đầy ngõ”.
Chỉ nêu vài ví dụ so sánh đã thấy hãi. Chẳng lẽ tật xấu hàng trăm năm vẫn vậy.
Ghi chú: Các trích dẫn trong bài dẫn theo Vương Trí Nhàn trong Báo Thể thao & Văn hóa
3 nhận xét:
Vấp ngã là để học cách đứng dậy - Thất bại là để học cách thành công
Chết là để học cách yêu cuộc sống - Và sống là để học cách chấp nhận tất cả
Nếu vấp ngã thì hãy đứng dậy, nhưng hãy cố học cách không vấp ngã.
Nếu thất bại thì đừng nản, mà hãy cố gắng học cách thành công, nhưng sẽ tốt hơn nếu học được cách thành công mà không thất bại.
Hãy yêu cuộc sống kể cả khi chưa chết. Cần biết chấp nhận tất cả nhưng cũng pải học cách làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
Nêu sách xưa để nói chuyện nay. Các cụ nhìn ghê thật!
Đăng nhận xét