Nguyễn Biểu
Nguyễn Biểu (chữ Hán: 阮表, ?- 1413) là tướng nhà Hậu Trần trong lịch sử Việt Nam, quê ở quê làng Bình Hồ, huyện La Sơn, trấn Nghệ An (nay thuộc xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh).
Ông đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) cuối thời Trần, làm quan đến chức Điện Tiền Thái sử (Ngự Sử). Khi quân nhà Minh xâm lược, ông đã phò vua Trần Trùng Quang Đế (1409-1413) tổ chức cuộc kháng chiến.
Năm 1413, quân Minh đánh vào Nghệ An, vua Trùng Quang Đế chạy vào Hóa Châu, sai ông đi sứ giảng hoà. Tướng giặc là Trương Phụ dọn cỗ đầu người để thử lòng. Nguyễn Biểu móc mắt ăn, rồi làm thơ đòi quân Minh công nhận chủ quyền Đại Việt, ông tức giận mắng Trương Phụ: "Trong bụng thì mưu đánh lấy nước, bên ngoài giả làm quân nhân nghĩa. Đã hứa lập con cháu nhà Trần, lại đặt quận huyện, không chỉ cướp lấy vàng bạc châu báu, lại còn giết hại nhân dân, thực là giặc tàn ngược". Trương Phụ trả thù bằng cách buộc ông vào chân cầu sông Lam để cho nước dâng lên ngập chết. Tương truyền ở dưới chân cầu ông dùng móng tay vạch vào thân cầu tám chữ: "Thất nguyệt, thập nhất nhật Nguyễn Biểu tử" (Nguyễn Biểu tử tiết ngày 11 tháng 7).
Vua Trùng Quang Đế cảm kích của với khí tiết đáng trân trọng của ông đã làm bài thơ tiễn Nguyễn Biểu đi sứ và bài văn tế Nguyễn Biểu. Cả hai bài này đều được lưu truyền đời sau.
Nhân dân miền Nghệ An - Hà Tĩnh lập miếu thờ, suy tôn ông là Nghĩa vương. Các triều đại sau cũng đều truy phong ông làm Phúc thần. Hiện nay tại xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ có đền thờ Nguyễn Biểu được xây dựng vào thời nhà Lê để tưởng nhớ công lao của ông.
Từ năm 1941, tác giả Hoàng Xuân Hãn đã công bố trong Khai trí tiến đức, tập san số 2 và 3, mấy bài thơ Nôm đời Hậu-Trần được gom trong Nghĩa sĩ truyện: một bài của vua Trùng Quang (1409-1413) tặng Nguyễn Biểu khi lĩnh mạng đi sứ, bài họa lại và sau đó là bài thơ bữa tiệc "đầu người" của Nguyễn Biểu khi bị giặc làm áp lực, bài tế Nguyễn Biểu của vua Trùng Quang và bài tụng chí khí của Nguyễn Biểu do sư chùa Yên Quốc làm ra.
Vua Trần Trùng Quang làm bài thơ Tiễn Nguyễn Biểu Đi Sứ
Mấy vần thơ cũ ngợi hoàng hoa
Trịnh trọng rầy nhân dựng khúc ca
Chiếu phượng mười hàng tơ cãn kẽ
Vó câu ngàn dặm tuyết xông pha
Tang bồng đã bấm lòng khi trẻ
Khương quế thêm cay tính tuổi già
Việc nước một mai công ngõ vẹn
Gác lân danh tiếng dọi lầu xa
Bài họa Của Nguyễn Biểu:
Tiếng ngọc từ vâng trước bệ hoa
Ngóng tai đồng vọng thuở thi ca
Đường mây vó ký lần lần trải
Ải tuyết cờ mao thức thức pha
Há một cung tên lồng chí trẻ
Bội mười vàng sắt đúc gan già
Hổ mình vả thiếu tài chuyên đối
Dịch lội ba ngàn dám ngại xa
Cỗ Đầu Người
Ngọc thiện trân tu đã đủ mùi
Gia hào thêm có cỗ đầu người
Nem cuông chả phượng còn thua béo
Thịt gũ gan lân cũng kém tươi
Ca lối lộc minh so cũng một
Đọ bề vàng sắt bội hơn mười
Kia kìa ngon ngọt tày vai lợn
Tráng sĩ như Phàn[1] tiếng để đời
- ^ Tức Phàn Khoái, công thần khai quốc nhà Hán, đã tỏ ý chí hiên ngang trong Yến Hồng Môn để bảo vệ Lưu Bang khỏi bị Hạng Vũ sát hại
Tiến “gù”(Sưu tầm)
LỜI BÀN CỦA T.g:
1-/ T.g có một thắc mắc xin các bạn giải đáp: Nếu các bạn nhìn trên bản đồ Thế Giới – phần Đông Bắc Á – các bạn sẽ thấy có một vùng biền được TQ gọi là Biển Hoàng Hải, nói đùa chứ so với Biển Đông của mình thì nó chỉ là cái ao, ấy vậy mà 3 nước chung cái ao đó đấy, dân 3 nước cũng giao thông, đánh cá bình thường! Thế sao Hàn Quốc bé hơn mình, dân ít hơn mình, sao họ không bị “bắt nạt”? ở Biển Đông cùng với VN có Philippin sao họ cũng đi lại làm ăn bình thường không bị ai ngang ngược quấy nhiễu? Sao mình thì suốt ngày cứ nói bai bải mà vẫn như AQ (Trong “AQ chính chuyện” của Lỗ Tấn ) ? Có lẽ phải xem lại chính lờ đờ mình !
2-/ T.g bàn rằng : Câu nói khảng khái của Nguyễn Biểu thời nay chỉ ngưỡng mộ... (mất?).
3 nhận xét:
Lời bàn của T.g khó so sánh .Hoàng Hải cứ là mỏ dầu trong mơ,cứ là huyết mạch giao thông như biền Đông ...thì chằng yên đâu! Thằng to nào cũng tham và muốn chiếm đoạt tất cả
Thời cụ Nguyển Biểu, Vua quan để giăc đánh phải chạy vào đến Nghệ an rồi tuẫn tiết. Thời nay mất nước đến Nghệ an thì còn gì?
Chuyện xưa nay cũng khó xuy !
Nói chuyện lịch sử, anh hùng,danh nhân để đời sau noi gương là điều thế giới đều làm, không phải "xuy"(sai chính tả)gì cả nên không khó!
Mọi bài học cũ đều tốt cho ngày nay. Sợ nhất là không chịu học, hoặc có học mà chả hiểu gì nên toàn làm bậy, làm sai!
Đăng nhận xét