Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011

Ghi chép chuyến đi 2 (KQ)

Xin chỉ ghi lại những gì mắt thấy, tai nghe.

Đất nước của Đạo Phật
<><> <><> <><>
Bàn thờ ngay nhà hàng.
Sang đất CPC đi đến đâu cũng thấy dựng bàn thờ trước cửa nhà. Trên bàn thờ là hình tháp có dáng như ngôi chùa Bạc ở thủ đô Phnompenh, sau mới biết đó là bàn thờ Thiên. (Ở ta nhiều nơi cũng đặt bàn thờ trước sân nhưng không có thiết kế như thế).  
Ở CPC cũng như Thái lan, Lào, Mianmar - Đạo Phật được coi là Quốc đạo. Chính vì thế mọi người dân có niềm tin tâm linh và cũng vì thế mà xã hội rất có trật tự, kỉ cương (chứ không phải “loan xi ba chao” như ở ta!).




Tháng này là tháng đi chùa nên các cửa hàng đều dán thông báo Working time: chỉ làm việc đến 5g chiều. Sau đó họ đóng cửa đi lễ chùa. Nhiều người làm được nhiều tiền, họ bỏ vào xây dựng nhà chùa hay làm từ thiện.
<><> <><> <><>
Ở KS, bàn thờ Thiên
hoành tráng hơn.
Cũng như ở mấy nước lân cận, dân CPC có phong tục xã giao khi gặp nhau thường chắp tay trước ngực chào khách. Nếu khách là bạn bè hay ít tuổi hơn thì 2 tay ngang ngực. Khi là anh chị lớn tuổi thì giơ cao hơn; rồi cao hơn nữa với cha mẹ, chú bác. Tiếp theo là Vua và cuối cùng là Trời, Phật – cao nhất.
CPC là nước nông nghiệp có dòng Mekong chảy qua. Họ được hưởng lợi rất lớn từ dòng sông này cũng như biển hồ Tongle Sap. Vì thế cũng có những quy định rất nghiêm bảo vệ nguồn lợi này. Ví dụ, trong năm khi đến mùa cá đẻ là cấm đánh bắt. Ai cố tình đánh bắt sẽ bị phạt rất nặng, thậm chí bỏ tù 3 tháng. Khi hỏi thăm thì biết, ngư dân CPC chấp hành rất nghiêm. Ngẫm cho cùng thì sự nghiêm túc ấy cũng xuất phát từ niềm tin tâm linh nơi đức Phật.


Cảnh sát du lịch, hướng dẫn viên áo vàng
Đến các điểm du lịch đều thấy cảnh sát mặc sắc phục gắn logo“Tourist Police”. Hỏi ra mới biết, lực lượng này không thuộc Bộ Công an mà thuộc Bộ VH-TT-DL. Họ đi tuần khắp nơi, thấy những hành vi ngang trái của dân bản địa với du khách là dẹp.


<><> <><> <><>
CS du lịch ở Angkor Wat.


<><> <><> <><>
Kim Xen, hướng dẫn viên "áo vàng" chuyên nghiệp.
Không những vậy, nếu tới các nhà hàng, KS mà phát hiện làm sai (ví dụ: KS chỉ 3 sao mà gắn biển nhãn 4 sao, hay phòng ốc thiếu TV, không có internet…), lập tức cảnh sát du lịch lập biên bản, xử lí phạt.  Nghĩa là, họ sẽ xử lí bất cứ điều gì làm ảnh hưởng tới môi trường du lịch, làm mất khách du lịch, làm giảm chất lượng sản phẩm du lịch...
<><> <><> <><>
CS du lịch và bồ câu sẵn sàng làm nhiệm vụ.
Kim Xen, hướng dẫn viên CPC, đón chúng tôi từ cửa khẩu Mộc Bài. Anh thành thạo tiếng Việt. Bình thường khi đi cùng đoàn, anh mặc áo xanh. Nhưng khi vào thăm Khu di sản văn hóa Angkor, thấy anh mặc áo vàng (trên tay có thêu logo đặc biệt của Tổng cục Du lịch) như các hướng dẫn viên của các đoàn khác. Hỏi ra thì biết: những hướng dẫn viên mặc đồng phục này là hướng dẫn viên có chứng chỉ quốc gia (có đầy đủ trình độ chuyên môn về du lịch cùng ngoại ngữ), họ chịu trách nhiệm trước pháp luật về tour và khách, được phép không chỉ hướng dẫn cho đoàn của mình và còn được phép tư vấn cho bất kì du khách nào.
Hỏi, có hiện tượng hướng dẫn chui như ở VN? Thì được biết, ở CPC không có chuyện đó. Nếu cảnh sát du lịch  phát hiện thì người đó bị phạt rất nặng, lần đầu: 300$. Lần sau bị tống đạt ra tòa.
Quả thật, thấy khách thập phương tấp nập, Tây có, Tàu có, người nói tiếng Anh, người tiếng Hoa, Nhật, tiếng Nga, tiếng Bồ… vậy mà các hướng dẫn viên cứ nói choanh choách, rất thông hiểu. 
Chưa kể, tất cả các sản phẩm du lịch tầm cỡ quốc gia đều được các tập đoàn quốc tế nhà nghề thiết kế. Với cách làm này, tin tưởng chỉ vài năm nữa du lịch CPC sẽ vượt xa VN ta.
Gặp 1 cảnh sát du lịch ở Angkor Wat, tôi xin chụp 1 tấm ảnh: "Vì nước tôi chưa có Tourist Police". Anh ta OK liền.
(Xin mở ngoặc, dân nghèo thì đâu mà chả có, và tụ điểm du lịch nào chả là nơi tập trung của "cái bang". Quanh Angkor vẫn nhìn thấy những bàn tay nhem nhuốc chìa ra cùng tai vẫn nghe thấy những câu "Ông, bà cho con xin vài xu để lấy tiền đến trường..." nhưng không quá đáng như ở ta).


Giao thông công cộng
CPC đang áp dụng quy định đi xe mô tô phải đội mũ bảo hiểm nhưng chỉ thấy người cầm lái đội, còn người ngồi sau hầu như để đầu trần. Cũng có bắn tốc độ nhưng không nhiều và phạt rất nhẹ. (Có lẽ vì ít tài phóng nhanh vượt ẩu). Đi suốt mấy ngày chả nghe thấy tài của đoàn bóp còi inh ỏi.
<><> <><> <><>
CSGT mặc áo xanh biển.
Đường quốc lộ ở CPC không rộng, chỉ 2 làn xe đi về nhưng rất tốt (vì được các nước viện trợ, sửa sang sau nạn diệt chủng). Xe chạy 80-100km/g.
Cả nước chỉ có 1 trạm thu phí duy nhất ở cuối đường 6 nhập vào Phnompenh vì  phải qua 1 đoạn đường rộng 4 làn 2 chiều và 1 cây cầu vượt sông Tonle Sap do tư nhân đầu tư. Trả lại, nhà nước sẽ cho tập đoàn này đầu tư hạ tầng cơ sở ngay khu đó. Nay mai sẽ có 1 sở thú lớn cùng khu đô thị hiện đại mọc lên ở bên này sông. Còn thủ đô thì không có chuyện tắc đường như ở ta.

Chuyện an ninh

Ở CPC không có chuyện bán sim điện thoại tự do như ở ta. Tất cả sim mua phải có CMND, với khách du lịch  phải trình passport. (Tất nhiên cánh divu du lịch cũng tìm được khe hở để mua sim cho khách nhưng họ phải đảm bảo bằng sinh mạng cho việc khách làm bậy). Với việc quản lí như thế thì không có chuyện quảng cáo khoan cắt bê tông, thuốc chữa yếu sinh lí, móc hầm cầu… cùng số điện thoại liên lạc trét, dán tràn lan khắp nơi như ở ta; chưa kể cả tội phạm hình sự cũng không dễ gì dùng viễn thông để làm bậy.
Ở CPC, có cửa hàng mua bán súng phòng vệ; miễn là phải đăng kí. Kim Xen nói với tôi, trong xe con nào của đại gia giờ chẳng có súng lục. Nhưng tội phạm hình sự không hề tăng vì khi dùng súng để thanh toán nhau, để trấn lột thì bị xử rất nặng. Nói chung xã hội rất trật tự.

3 nhận xét:

TranKienQuoc nói...

Không giống ta, ở CPC không có Luật nghĩa vụ QS. Nhà nước mà bắt con dân đi lính, nó chết là dân có quyền kiện ông nhà nước ra tòa.

BTMT nói...

Mình cũng chụp hình với tay cảnh sát ở Awngko,nơi xem hoàng hôn và Hoàng cung,thế ko phải cảnh sát à.Hoá ra là cảnh sát du lịch.
Còn sim đt khi qua cửa khẩu thấy bán nhiều lắm chứ ko quan trọng như KQ nói đâu.

TranKienQuoc nói...

Hay là vì qua cửa khẩu CPC vào ban đêm nên bị "gây khó" ép mua sim???