Sáng qua nhận được tin nhắn của thầy Trọng: Chú có ở trong này? Biết ý thầy: nếu rảnh qua chơi, liền phi xe sang. Nhà thầy ngay khu sân bay, chả xa gì. Lần nào đến thầy cũng mang rượu ngon ra đãi trò. Cô bảo: "Ông ấy thế đấy, tiếp khách thân chả khi nào dùng trà".
Nhiều chuyện được dốc bầu, nhất là chuyến đi "xin vịt" vừa rồi, gặp nhiều thầy cũ. Thầy bảo: "Cứ như các chú là sướng, thích đi đâu là đi, tới đâu cũng có bạn" rồi thầy tiếp "Năm rồi họp mặt truyền thống cựu sinh viên Khoa Văn Sư phạm HN, thầy không ra được nhưng bạn bè dự xong, báo vào thầy Bùi Đức Thuận đã mất". Trong tôi kỉ niệm với thầy Thuận dần hiện về...
... Cách đây gần chục năm (2002) thầy Trọng mời thầy Thuận vào SG chơi. Thầy được bạn bè thuở sinh viên đưa đi chơi khắp SG. Thầy và thầy Trọng thân nhau, cứ "mày mày, tao tao": "Giá mà tao có 4 triệu thì có thể xoay chuyển được việc nhà". (4T ngày đó cũng rất lớn). Chẳng rõ việc gì, miễn là thầy cần, anh em k7 góp được 2T, bạn thầy ủng hộ 2T. Vậy là vừa đủ số tiền thầy cần. Bữa cơm chia tay, tôi được mời dự rồi lái xe đưa thầy ra ga.
Sau này mới hay, con gái út của thầy đang học Ngân hàng, nhưng "hoàn cảnh" quá, cháu có nguy cơ phải nghỉ học. Vậy là bạn bè và học trò đã giúp thầy vượt khó.
Năm 2000 khi ra dự 35 năm Trường Trỗi, thầy Trọng đón thầy Thuận về Trạm 66 nghỉ. Thầy Thuận bảo: "Tao rời bộ đội nhưng không có bộ dạ sĩ quan, mùa đông mặc rất ấm, tết nhất mặc cũng sang như comple. Mày có thể kiếm giúp?". Quý bạn, hơn nữa cánh bạn bè ở Cục Quân nhu không thiếu, thầy Trọng đã mở va ly lấy luôn bộ dạ của mình cho bạn.
Thầy Trọng kể: "Gia đình thầy Thuận là địa chủ kháng chiến, giúp nhiều cho cách mạng, như bà Nguyễn Thị Năm. Vậy mà khi "cải cách" cụ bị "đội" xử. Oan ức, cụ đã thắt cổ tự tử. Thầy Thuận học Sư phạm xong về Hải quân chiến đấu, rồi cuối 1967 mới về trường ta. Cũng vì lí do trên mà tới năm 1970 trường ta giải thể, thầy Thuận cũng chưa được kết nạp. Giá chỉ thêm nửa năm nữa thì... vì đã thẩm tra lí lịch xong".
Nhà thầy ở Đông Hưng nhưng vì lí do "thành phần" mà bị đẩy ra Diêm Điền (vùng muối của Thái Bình), đất xấu nhiễm mặn. (Chợt nhớ thầy Ất (giáo vụ) cũng về đây!). Đến năm 1996, do quy hoạch cảng biển, vì chả có giấy tờ gì trong tay mà nhà thầy bị chính quyền lấy lại đất. Năm ấy thầy và nhiều bà con đã tập trung biểu tình dài ngày, chống lại bọn "cường hào mới". (Vụ này cũng ầm ĩ mấy tháng, TW dẹp mãi mới xong).
Chuyện này thầy giấu thầy Trọng, sợ bạn mình nghĩ "là CCB mà không gương mẫu". Biết chuyện, thầy Trọng bảo: "Tao vào hoàn cảnh mày, cũng sẽ làm đến cùng. Tham gia biểu tình để thể hiện cái chính kiến của mình".
Cũng năm 2002 khi cầm trên tay cuốn Tập 1 SRTKL, thầy Thuận khen: "Ông giỏi thật, làm được cả sách cho trường, mà trường ta thì chả còn mái trường cụ thể, chỉ còn trong tâm thức!". Thầy Trọng cười: "Tôi nào có giỏi giang gì, chính các em học sinh của ta giỏi đấy chứ, cái gì chúng cũng làm được!". Rồi năm ấy khi trở ra Bắc, thầy đã gửi vào loạt các bài thơ (đã đăng tải ở Tập 2).
Xin kể lại những kỉ niệm về thầy như 1 nén tâm nhang cầu chúc cho thầy mãi an nghỉ nơi Vĩnh hằng!
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- MỘT ĐỜI NHỚ NHAU (Trần Phong k5)
- NHỚ DUY ĐẢO
- Thăm tư gia của Nhất Trung
- SINH VIÊN QUÂN SỰ CÙNG NHỮNG CHUYẾN TẦU (KQ)
- Nghề xin ăn không chỉ có ở VN (ST: Trần Đình Ngân)
- Lần đầu công bố: Những phút cuối cùng của Lưu Thế Dũng (Tư liệu gia đình)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
Thứ Năm, 24 tháng 11, 2011
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
3 nhận xét:
Nhiều bạn Trỗi cứ hỏi: Có phải thầy Trọng ta hay viết bài cho Bauxitvietnam? Xin thưa, không phải!
Tay Phạm Đình Trọng (hoàn toàn trùng tên với thầy ta) đó là trung tá, lính BTL Thông tin, từng là CTV của báo QĐND. Hắn nổi tiếng với bức thư xin ra khỏi Đảng gửi Quận ủy Tân Bình.
Theo tôi, ông ở hay ra Đảng là việc của ông. Vặn mình vặn mẩy làm gì cho mệt?
Nhớ thầy Thuận răng hơi vổ ,dạy văn.Có 1 thời khóa 8 cũng học thầy.Thầy có tấm ảnh mặc đồ hải quân.Oai phết!!!
Đạt gửi BT5 đi!
Đăng nhận xét