Mùa lễ hội Chùa Hương đã qua nhưng còn để lại nhiều mặt trái.
Du khách đi hội chùa Hương khá vất vả trong những ngày mưa rét
Đánh bài suối Yến, hình ảnh thường gặp tại chùa Hương
Chèo kéo khách đi chùa bằng micro phát loa oang oang
Xả thịt thú rừng ngay tại cửa Phật
Sau khi đi lễ chùa về, du khách tạt vào mua thịt rừng
Rác chất thành đống nơi cửa chùa
Tiền lễ, tiền lộc rải khắp nơi cũng là hình ảnh nhức mắt khi vãn cảnh chùa
Người ta hứng nước nhỏ giọt từ nhũ đá trong động và cho rằng như thế là được lộc và may mắn Cảnh chen lấn, xô đẩy, giẫm đạp lên nhau, bên cạnh đó là những tệ nạn khó dẹp bỏ tại những chốn linh thiêng như ăn mày ăn xin, cờ bạc bịp, bói toán…
|
: Thói tùy tiện, ích kỷ của một bộ phận không nhỏ người đi lễ chùa khi đặt lễ đã biến ban thờ thánh thần, tiên phật từ một nơi linh thiêng trở thành một chỗ hỗn tạp, hổ lốn trông rất phản cảm. |
|
Nhìn cảnh những con thú bị làm lông, thui vàng rồi treo ngược và bị xẻo thịt với máu tươi chảy ròng ròng, đỏ lòm như thế này sẽ chẳng ai nghĩ rằng đây là nơi tôn nghiêm nơi cửa Phật tại chùa Hương mà nghĩ rằng mình đang đi lạc vào một “hội chợ thịt rừng” nào đó. |
|
|
Cảnh chen lấn, xô đẩy, giẫm đạp lên nhau cốt hứng lấy một vài giọt nước để xoa vào người với mong muốn gặp được nhiều may mắn nơi Bầu Sữa Mẹ trong động Hương Tích tại chùa Hương khiến nhiều người chứng kiến không khỏi ngán ngẩm. |
|
Lễ hội cũng là dịp “cái bang” tung hoành với đủ chiêu trò nhằm xin tiền khách du xuân, trẩy hội. Điều đặc biệt là dù đang đui, què, mẻ sứt là thế nhưng chỉ cần nhác thấy bóng dáng lực lượng chức năng hoặc an ninh là ngay lập tức những “cái bang” này đã lẩn mất không một dấu vết. |
|
Tình trạng xá rác bừa bãi tại những nơi linh thiêng cũng là một vấn nạn nhức nhối tại các lễ hội lớn nhỏ. Ngay trước cổng chùa Trăm Gian (Chương Mỹ, Hà Nội) là một bãi rác khổng lồ dài cả trăm mét “chào đón” du khách. |
|
Cắm hương hoa, rắc gạo muối khắp nơi bất chấp biển báo. |
|
Dù đã có biển cấm nhưng gốc cây này vẫn bị bao phủ một lớp trắng xóa gạo và muối. Theo lời một thành viên trong BTC lễ hội Bia Bà (La Khê, Hà Đông, Hà Nội) thì nhiều cây trong khuôn viên khu di tích này đang đứng trước nguy cơ “chết xót” bởi bị rắc quá nhiều muối và gạo vào gốc. |
|
Hàng nghìn tấn vàng mã cũng được đốt, hóa trong những lễ hội gây lãng phí, thất thoát hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. |
|
Đủ các trò đỏ đen, cờ bạc bịp như cờ thế ăn tiền, chiếc nón kỳ diệu, tôm cua cá,…xuất hiện nhan nhản tại những lễ hội khắp nơi trên cả nước. |
|
Các trò mê tín dị đoan như bói toán, xem chỉ tay, xem tướng số,…cũng “nở rộ” dịp lễ hội. |
16 nhận xét:
Buồn vì người VN ta giờ văn hóa lùn quá.
Giật mình xem hội Chùa Hương,
Thiêng liêng chẳng thấy,thấy buồn lòng sao!
Trách nhiệm của nhà nước và Bộ VHTTDL, TCty Du lịch thế nào?
Góc nhìn của cuộc sông thôi. Nếu đi lễ mà bóng, sạch như KS 5 sao thì thế nào nhỉ???
Không hẳn nhưng đừng xôi thị quá, thành ra là nhảm.
Cháu chưa từng đến Chùa Hương, chẳng hiểu sao lại thế ?
Tôi chưa từng đi chùa Hương,nhưng chắc sẽ không bao giờ đi!Có một chùa Hương thật ở núi Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh)bà con nên đi,vì ở đó là đất phật thật sự nên không có những cảnh phản cảm này.
@VT: Ấy là văn hóa xuống cấp đấy, cháu ạ. Trong khi đó cơ quan quản lí thì chẳng quản lí mà dường như làm ngơ. Thật ngượng khi có khách nước ngoài dự lễ hội.
Dân mình đông, tín ngưỡng thì theo phong trào, lại còn ít xấu hổ, nên thế chú nhỉ ? Cháu thích đến Yên Tử và đã nhiều lần trèo lên đến đỉnh, xuống dưới thì có thiền viện Trúc Lâm. Mọi điều ở đó cho ta cảm giác thanh tao, dễ chịu. Tuy nhiên cũng nên đi vào dịp không phải mùa lễ hội.
Chú KQ ơi. Sao lại xuất hiện liền 3 comments vậy ạ ? Cháu lại không tự xoá đi như lần trước được nữa.
@VT: Thôi thì để chú giúp. Này, liên hệ chú Việt tìm mơi học làm bánh chửa?
À, cháu có phone chào chú Việt rồi đấy chú ạ, nghe được giọng nói của chú ấy rồi. Cháu định hôm nào đó mời chú Việt cafe, gặp mặt rồi hỏi kỹ chú ấy việc đó luôn.
Này, big one đó, đi nhiều biết nhiều.
Thật à chú ? Vậy cháu lại lo, không biết có cơ hội gặp được chú ấy không đây ?
Why not? His door's alwayls opening.
Đăng nhận xét