Theo Tự điển Bách khoa mở Wikipedia (tiếng Việt), Câu đối thuộc thể loại văn biền ngẫu, gồm hai vế đối nhau nhằm biểu thị một ý chí, quan điểm, tình cảm của tác giả trước một hiện tượng, một sự việc nào đó trong đời sống xã hội. Nên lưu ý là từ đối (對) ở đây có nghĩa là ngang nhau, hợp nhau thành một đôi.
Khi viết câu đối, nếu chọn được câu chữ tuân theo nguyên tắc sau thì đôi câu đối được gọi là chỉnh đối hay đối cân.
Đối ý và đối chữ
- Đối ý: hai ý đối phải cân nhau mà đặt thành 2 câu sóng nhau.
- Đối chữ: phải xét 2 phương diện thanh và loại.
- Về thanh: thanh bằng đối với thanh trắc và ngược lại.
- Về loại: thực tự (hay chữ nặng như: trời, đất, cây...) phải đối với thực tự; hư tự (chữ nhẹ như: thì, mà, vậy, ru...) phải đối với hư tự; danh từ phải đối với danh từ, động từ phải đối với động từ; nếu vế đối này có đặt chữ Nho thì vế kia cũng phải đặt chữ Nho...
Vế câu đối
Một đôi câu đối gồm hai câu đi song nhau, mỗi câu là một vế. Nếu câu ấy từ một người sáng tác gọi là vế trên và vế dưới. Nếu một người nghĩ ra một vế để người khác làm vế kia thì gọi là vế ra và vế đối.
Khi một câu đối do một người làm ra cả hai vế, thì chữ cuối, vế trên, câu bên phải (khi treo) là thanh trắc; còn chữ cuối, vế dưới, câu bên trái là thanh bằng.
Số chữ và các thể câu đối
Số chữ trong câu đối không nhất định, theo số chữ và cách đặt câu có thể chia câu đối ra làm các thể sau:
- Câu tiểu đối: là những câu 4 chữ trở xuống.
- Câu đối thơ: là những câu làm theo lối đặt câu của thể thơ ngũ ngôn hoặc thất ngôn.
- Câu đối phú: là những câu làm theo các lối đặt câu của thể phú, gồm có:
- Lối câu song quan: là những câu 6 đến 9 chữ, đặt thành một đoạn liền
- Lối câu cách cú: là những câu mà mỗi vế chia làm 2 đoạn, một đoạn ngắn, một đoạn dài
- Lối câu gối hạc hay hạc tất: là những câu mỗi vế có 3 đoạn trở lên.
Luật bằng trắc
- Câu tiểu đối:
- Vế trái: bằng-bằng-bằng
- Câu đối thơ: phải theo đúng luật bằng trắc của hai câu thực và câu luận trong lối thơ ngũ ngôn hoặc thất ngôn.
- Câu đối phú: Chữ cuối mỗi vế và chữ cuối mỗi đoạn phải bằng đối với trắc hoặc trắc đối với bằng. Khi mỗi vế đối có từ 2 đoạn trở lên thì nếu chữ cuối vế là trắc, các chữ cuối các đoạn trên phải là bằng và ngược lại. Nếu đoạn đầu hoặc đoạn dưới có đúng 7 chữ thì đoạn ấy thường theo luật thơ thất ngôn.
Vế ra: Đi học có bạn, đi làm có bè, riêng lính Trỗi vừa bè vừa bạn
Gồm 15 từ, thuộc thể phú, chia làm 3 đoạn với 3 ý, ý thứ ba muốn nói lên một trong những tính cách Trỗi (vừa bạn vừa bè). Vậy vế đối cũng phải đủ 15 từ, cũng phải gồm 3 đoạn, với 3 ý và ý thứ 3 phải là danh từ kép nào đó sánh đôi được với cụm từ “bạn bè”, nhưng khi đứng riêng từng từ vẫn phải có nghĩa (“bạn”, “bè” đứng riêng vẫn có nghĩa).
Các vế đối (hiện có):
1. Đi ăn có cậu, đi nhậu có mình, chỉ quân ta vừa đồng vừa chí. 2. Đi ăn có cậu, đi nhậu có mình, khi hội Trường có mình, có cậu
3. Ở gần có tình, ở xa có nghĩa, anh em ta trọn nghĩa vẹn tình.
4. Khi hát có hò, khi hò có hát, riêng khi nhậu vừa hò vừa hát
5. Khi hát có hò, khi hò có hát, còn nhậu vui vừa hát vừa hò.
6. Bên CƠM không PHỞ, bên PHỞ không CƠM, thì có lúc không CƠM, không PHỞ!
7. "Ở gần có tình, ở xa có nghĩa, anh em ta TRỌN nghĩa, TRỌN tình".
8. Khi đói thì ăn , khi khát thì uống, lúc nhậu vui vừa uống vừa ăn
9. Không quân giữ trời, Hải quân giữ biển, bộ đội canh cả biển cả trời.
10. Thóc đựng vô bồ, Gạo đựng vào bịch, Anh Hai yêu cả bịch cả bồ.
11. Chịu chơi có danh, dấu mặt là nặc, Bờ lốc mình nhiều nặc ít danh.
12. Ở Đức có Ngân, bên ta có Tiến, lặn đâu rồi cả Tiến, cả Ngân?
13. Muốn sướng thì xoa, Muốn đau thì đấm, muốn được việc vừa đấm vừa xoa.
Như vậy anh em mình cũng rất nhiều người thích đối và biết đối. Các vế đối đều đủ 15 từ, chia thành 3 đoạn giống như vế ra.
Trong những vế đối trên, QV thích nhất câu thứ 7 (bản sửa của vế đối thứ 3). Theo thiển nghĩ của QV, vế đối này có đầy đủ các thuộc tính của vế ra về cấu trúc, ý tứ và theo đúng luật bằng trắc. Cụm từ “anh em ta” có thể hiểu là “dân Trỗi”, cũng có thể hiểu rộng hơn là tất cả cộng đồng bạn bè. Như vậy cái “chung” (“anh em ta”) đối rất chỉnh với cái “riêng” (“riêng lính Trỗi”). Cụm từ “Tình nghĩa” rất đẹp đôi với cụm từ “Bạn bè”. Rất cám ơn tác giả. Rất muốn gặp gỡ giao lưu với các tác giả để được thỉnh giáo thêm. Nhân dịp này, QV mạn phép tặng các bạn Trỗi đôi câu đối:
Tết đến, nhớ Đại từ vô tư học hành, rèn ý chí,
Xuân sang, Nam với Bắc kiên cường phấn đấu, gặt thành công.
Xin gửi lời chúc một năm mới an lành đến tất cả bạn bè gần xa. Happy New Year!
7 nhận xét:
Theo nhu7n4ng kiến thức vừa nêu trong bài, thì câu 2 chưa chuẩn. Phải là:
Xuân sang, nhìn cả nước quyết liệt tranh đấu, gặt thành công.
HMK6
Vế đối thứ 10 cũng hay đấy chứ! "Bồ bịch" chả rất xúng đôi với "Bạn bè" sao?
HMk6 nói đúng. Mình thì chỉ muốn sửa thế này:
Xuân sang,ngắm cả nước kiên cường phấn đấu gặt thành công.
Thơ xuân
Trên đầu tóc chả còn xanh
Thọc tay xuống dưới cả hành còn tươi
Hỏi anh, anh tủm tỉm cười:
Giao miền đất lạ mới tươi củ hành
Tú Kẽm k2
HMK6 nhận xét xác đáng. Cám ơn bạn. QV sửa thế này:
Tết đến, nhớ Đại từ vô tư học hành, rèn ý chí,
Xuân sang, mừng Nam Bắc kiên cường phấn đấu, gặt thành công.
Phú lý!
Xin lỗi mấy anh, cụm từ "quyết liệt tranh đấu" đắt giá nhất mà sao lại bỏ đi? Hì hì!
HMK6
Đăng nhận xét