Lời chào mừng Hội thảo
GS Đào Vọng Đức
Kính thưa các Quí vị đại biểu!
Tôi rất vui mừng được tham dự cuộc
Hội thảo “Đạo Mẫu và văn hóa tâm linh
Việt Nam” hôm nay, có dịp gặp gỡ với các nhà nghiên cứu, các nhà ngoại cảm, các
thanh đồng Đạo Quan, có danh tiếng, và
rất vinh dự được phát biểu vài cảm nghĩ.
Nhân dân ta có truyền thống về Đạo
Phật – Đạo Mẫu từ hàng ngàn năm nay. Đạo Mẫu đã đồng hành cùng dân tộc trong
cuộc trường chinh vĩ đại dựng nước và giữ nước. Chúng ta đã được hưởng ân phúc
từ Đạo Phật – Đạo Mẫu và từng chứng nghiệm sự hòa quyện, sự gắn bó hữu cơ giữa
cuộc sống trần thế và các yếu tố tâm linh. Đạo Mẫu đã từ lâu thâm nhập sâu vào
đời sống cộng đồng và đã có những ảnh hưởng nhất định tới nhiều tín ngưỡng tôn
giáo khác, đặc biệt là sự giao thoa giữa Đạo Phật và Đạo Mẫu.
Cuộc Hội thảo này là một sinh hoạt
rất bổ ích, ngoài ý nghĩa tâm linh còn mang tính học thuật, tạo điều kiện để
các nhà nghiên cứu và các nhà ngoại cảm – tâm linh trao đổi kiến thức và kinh
nghiệm về một lãnh vực còn bao la, huyền bí, nhưng đầy triển vọng và có ý nghĩa
to lớn cho sự phát triển cộng đồng. Cuộc Hội thảo sẽ tạo tiền đề để có một bước
tiến mới về nhận thức Đạo Mẫu vốn đã có nội dung phong phú và tính đa dạng thể
hiện trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Theo dự đoán của nhiều học giả nổi
tiếng, thế kỷ 21 này sẽ được đánh dấu một bước tiến vĩ đại, đó là nhận thức
được rằng Khoa học và Tâm linh không đối nghịch nhau mà ngược lại, đó chính là
hai mặt bổ sung nhau để nghiên cứu thực tại.
Einstein, nhà bác học – Vật lý lỗi
lạc nhất của nhân loại từ trước tới nay, người khai sáng Thuyết tương đối và
Thuyết lượng tử - những luận thuyết đã mang lại biết bao thành quả diệu kỳ
trong khoa học và công nghệ hiện đại, đã khẳng định rằng “Khoa học, Tôn giáo, Nghệ
thuật là những cành nhánh của cùng một cây. Khoa học không có Tôn giáo thì khập
khiễng, Tôn giáo không có Khoa học thì mờ ảo”.
Sự kết hợp hài hòa này cũng thể hiện
sinh động trong Đạo Mẫu. Những nghiên cứu của Vật lý học hiện đại đang dần dà
gợi mở ý tưởng cho rằng tình yêu thương cũng như môi trường tình thương dẫn đến
một dạng tương tác tâm linh tạo ra “năng lượng tình thương” giúp chiến thắng
bệnh tật và có sức mạnh vô biên. Bản thân danh từ “Đạo Mẫu” cũng bắt nguồn từ ý
tưởng giới tính hóa một tín ngưỡng mang hình ảnh người Mẹ, và do đó đã chứa
đựng nội hàm tình thương mênh mông vô tận như lời trong kinh Phật: “Nước biển
mênh mông không đong đầy tình Mẹ/ Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha”.
Cũng thật là khích lệ và tự hào khi
nhiều học giả thế giới rất ca ngợi tục thờ Mẫu độc đáo của ta với các nghi thức
dân gian rất đa dạng, đặc biệt là Hát Văn, Lên Đồng, xem đó như một bảo tàng
sinh động của văn hóa Việt Nam. Thật vậy, tham dự các khóa lễ Hầu Đồng, ta cảm
nhận được tâm hồn thánh thiện, tình yêu thương trải rộng, như từ chốn “ Ở trọ
trần gian” bước vào cảnh giới tâm linh huyền ảo mà ấm áp tình thương, an nhiên
tự tại ở chốn “Bồng Lai Tiên Cảnh”, được hưởng những thời khắc “Khi cung đàn,
khi chén rượu, khi gió mát, khi trăng thanh/ Khúc hát Chầu Văn còn văng vẳng/
Mấy bước tiễn đưa vàng đá nặng/ Ba câu gắn bó Nước Non Tình”. Như khi bài Văn hầu
giá Đức Hoàng Mười được hát ngân lên trong lễ Chầu, ta hình dung được một đấng
Thánh hiền tài đức vẹn toàn, hào hoa phong nhã trong bức cảnh.
“Cỏ hoa hớn hở đón chào
Nhớ xưa Lưu Nguyễn lạc vào Thiên Thai
Trời Nam có đức Hoàng Mười
Phong tư nhất mực tuyệt vời không hai
Nền trí dũng bậc thiên tài
Văn thao võ lược tư trời thông minh
Tiêu giao di dưỡng tang tình
Thơ tiên một túi Phật kinh trăm tờ
Khi phong nguyệt lúc từ bi
Khi xem hoa nở khi chờ trăng lên”
Với danh nghĩa một nhà chuyên môn lâu
năm nghiên cứu và giảng dạy Vật lý và cũng đồng thời may mắn có cơ duyên lớn
được đọc tụng kinh Phật- kinh Mẫu từ thuở ấu thơ, tôi cũng xin phát biểu vài
quan điểm về sự tương đồng giữa đạo Phật – đạo Mẫu và Vật lý học hiện đại.
Pauli, nhà Vật lý nguyên tử lừng danh
của thế kỷ 20, đã nhận định rằng “Nếu Vật lý và Tâm linh được xem như các mặt
bổ sung cho nhau của thực tại thì sẽ cực kỳ thỏa mãn”.
Tiên đề xuyên suốt của Thuyết lượng
tử là “Nguyên lý bổ sung đối ngẫu”, khẳng định rằng mọi vật thể cùng một lúc thể
hiện mình với hai bản chất tựa hồ như tương phản nhau – bản chất Sóng và bản
chất Hạt, trong đó bản chất Sóng là cơ bản nhất. Thế giới hiện tượng như ta cảm
nhận là những con sóng uốn lượn lan tỏa trên mặt một đại dương năng lượng mênh
mông, có lúc cô đọng lại thành các khối có hình thể (Hạt), và rồi cũng lại tan
biến thành sóng trên mặt đại dương đó. Nguyên lý bổ sung đối ngẫu cũng hoàn
toàn phù hợp với giáo lý đạo Phật thể hiện sâu sắc nhất trong kinh Kim Cương và
kinh Bát nhã Ba la mật. Cũng hoàn toàn trùng hợp với đạo lý Chân không trong
kinh Phật – kinh Mẫu, Thuyết lượng tử dẫn đến một hệ quả rất quan trọng là
không thể tồn tại chân không như một “Không gian trống rỗng”.
Khi hội tụ các điều kiện thích hợp,
từ chân không sẽ tạo ra các hạt và phản hạt mọi thể loại, tương tác với nhau
dưới mọi hình thái để tạo ra thế giới hiện tượng muôn hình muôn vẻ như ta cảm
nhận, và cuối cùng lại hủy hoại trở về chân không. Chân không là trạng thái nền
với mức năng lượng thấp nhất, nhưng mức thấp nhất ấy cũng đã là lớn vô hạn. Bản
chất này của “chân không lượng tử” dẫn đến một hệ quả rất đặc biệt là sự tồn
tại một tha lực kỳ bí trong đó (hiệu ứng Casimir). Ứng dụng hiệu ứng này vào công
nghệ nano và tìm kiếm những nguồn năng lượng mới là một hướng nghiên cứu đầy
hứa hẹn đang được nhiều người đặc biệt quan tâm.
Nghiên cứu thế giới vi mô cùng với
các hình thái năng lượng và qui luật tương tác trong đó để tạo ra thế giới xung
quanh ta ra sao là những vấn đề cốt lõi của Vật lý học hiện đại. Cho đến nay
Vật lý học đã khẳng định sự tồn tại bốn dạng tương tác – mạnh, yếu, điện từ và
hấp dẫn, tạo nên bức tranh của cả vũ trụ như chúng ta cảm nhận. Xây dựng Lý
thuyết thống nhất các tương tác là hướng nghiên cứu có tính thời sự bậc nhất
của Vật lý học hiện đại. Các mô hình thống nhất xây dựng trên nền tảng Lý
thuyết lượng tử và Lý thuyết tương đối tổng quát đã dẫn đến những cách nhìn
nhận sâu sắc về bản chất của không gian – thời gian, bản chất các dạng tương
tác và các hình thái năng lượng.
Một phương hướng nghiên cứu có tầm
quan trọng đặc biệt của Vật lý học hiện đại là xây dựng Lý thuyết Đại thống
nhất – thống nhất các dạng năng lượng biết được trên cùng một nền tảng. Các kết
quả nghiên cứu lý thuyết phát hiện rằng ngoài 3 chiều không gian như chúng ta
đang sống và cảm nhận, nhất thiết phải tồn tại thêm ít nhất 6-7 chiều không
gian nữa – các chiều nội tại. Điều đặc biệt là trong Lý thuyết Đại thống nhất
này phải tồn tại các trường “Vong linh”. Nghiên cứu tìm hiểu bản chất không
gian nội tại là một vấn đề cốt lõi của Vật lý học hiện đại. Có giả thiết cho
rằng không gian nội tại liên quan đến thế giới tâm linh.
Một câu hỏi đã được đặt ra: Ngoài các
dạng tương tác biết được cho tới nay, còn tồn tại chăng các dạng tương tác khác
chưa được phát hiện? Không loại trừ khả năng tồn tại các dạng siêu tương tác
ứng với các dạng siêu năng lượng liên quan đến các hiện tượng siêu nhiên mà các
giác quan thông thường của con người không thể cảm nhận, cũng như khoa học và
kỹ thuật hiện nay chưa đủ trình độ để phát hiện.
Ta có thể liên tưởng đến một dạng
siêu năng lượng bắt nguồn từ lòng từ bi bác ái vô ngã – vị tha được nói đến
nhiều trong kinh Phật – kinh Mẫu. Có giả thiết cho rằng tương tác tâm linh được
chuyền tải theo các chiều không gian nội tại.
Một Lý thuyết Đại thống nhất được xem
là có nhiều triển vọng hiện nay là Lý thuyết Dây – lý thuyết M. Một hệ quả trực
tiếp của lý thuyết M là sự tồn tại đa vũ trụ. Chúng ta nằm trong một vũ trụ của
đa vũ trụ. Lý thuyết M dẫn đến khả năng tồn tại đồng thời 10500 vũ trụ khác
nhau, mỗi vũ trụ có những qui luật riêng của mình. Tất cả hơn một vạn vũ trụ
này hình thành từ sự thăng giáng lượng tử của chân không và là các phiên bản
của nhau. Bản thân mỗi chúng ta cũng đều có phiên bản ở tất cả hơn một vạn vũ
trụ đó.
Trong mô hình vũ trụ này tồn tại cùng
một lúc vô số con người khác nhau trong cùng một con người, và tại mỗi thời
điểm tất cả các thông tin về vũ trụ ở mọi thời đại đều hiện hữu.
Chúng ta có cơ sở để hy vọng rằng với
sự phát triển ngày càng sâu rộng của khoa học và công nghệ, dần dà sẽ tiếp cận
được những hiện tượng, những cảnh giới mà cho tới nay vẫn còn là huyền bí. Đây
là cuộc viễn chinh khoa học gian nan nhưng đầy hứa hẹn, đòi hỏi sự kết hợp hài
hòa giữa khoa học và tâm linh, sự đóng góp lâu dài công sức và trí tuệ của các
nhà khoa học và các nhà ngoại cảm.
Trong tinh thần đó tôi xin kính chúc
các quí vị đại biểu nhiều thành công mới, cầu mong cho tất cả chúng ta dồi dào
sức khỏe, hạnh phúc, mọi điều may mắn tốt lành. Hy vọng rằng chúng ta còn nhiều
cơ duyên tái ngộ để trao nhau nhiều điều chưa nói.
4 nhận xét:
Nhân đọc bài của nhà văn ĐT trên blog K5 viết về Bích Hằng, gửi mày bài của giáo sư Đào Vọng Đức, giám đốc Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người và một bản báo cáo của cô Thu Hà, thư ký của giáo sư.
Đọc những cái này để chúng ta có thể từ bỏ được một thói quen xấu: Lấy cái hữu hạn để giải thích cái vô hạn.
N.TV
Hi, theo cháu thì tâm linh là trái tim linh thiêng của con người.
Phần xác là vật chất sẽ bị biến đổi, nhưng phần hồn sẽ tồn tại vài chục, vài trăm năm.
Lấy cái hữu hạn giải thích cái vô hạn chẳng khác nào cho HS lớp 1 ngồi vào Hội đồng đánh giá các thành tuuwuj khoa học để trao giải Nô-ben.
Đăng nhận xét