Tối qua Hải điện thoại cho tôi, kể lại chuyện sáng mùng 8 Tết, mấy chị em nhà Tuệ đến chúc Tết và cảm ơn. Tuy vậy gia đình vẫn thắc mắc: Vì sao chỗ Trọng hy sinh và nơi chôn cất xa nhau đến 6km? Có gì xảy ra ở đây? Nhớ có anh Thư, cũng CCB E46, C phó Trạm xá trung đoàn, nhà trên Đông Anh; Hải liền điện thoại. Vậy là anh Thư mời cả đoàn lên thăm nhà.
Chuyện là, ngay sau khi Trọng bị thương vào ổ bụng, được cấp cứu vào Trạm xá trung đoàn. Chính anh Khiêm, C trưởng trạm xá, trực tiếp cấp cứu. Chả còn đơn vị máu nào, anh đã rút máu trên tay mình tiếp cho Trọng. Nhưng vì đã mất quá nhiều máu mà Trọng đi. Tin Trọng hy sinh được báo lên Sư đoàn và QK. Lập tức có chỉ thị: bằng mọi cách phải đưa xác Trọng về nơi an toàn.
Vậy là ngay trong đêm, anh em cáng Trọng xuyên những cánh đồng ngập nước, thậm chí phải dùng cả xuồng ba lá rạch lau sậy mà đi. Nơi dừng cuối không xa bờ biển, ngay sát núi, có 1 cái hang. Vậy là xác Trọng được cất giấu an toàn. Chỗ này gần với nơi đóng quân của bộ phận 2 Trạm Phẫu do chính anh Thư C phó phụ trách. (Trong điều kiện chiến đấu ác liệt, Trạm Phẫu cũng phải xé đôi để có phương án dự phòng). Tại Bãi Ớt (ngay sát vườn tiêu), Trọng đuợc chôn cất cùng 8 đồng đội.
Và thật may, sơ đồ mộ chí còn lưu lại ở Phòng Chính sách QK9. May hơn, CCB Quyết đã được phép lục hồ sơ lưu, phát hiện ra khi đi tìm mộ anh trai.
Anh Thư kể tiếp: "Cũng chỉ ngày hôm sau, Trạm Phẫu do anh Khiêm chỉ huy bị tấn công. Anh Khiêm và hầu hết đơn vị đã hy sinh. Bọn giặc tàn ác lôi xác anh em lên phơi trên lộ. Bà con cô bác thương lắm, đêm đêm bí mật lấy từng xác đem đi chôn thật xa. Mỗi nơi chôn 1 anh và nào có biết anh nào là anh nào. Đã từng quay lại tìm gặp bà con, xác định nhưng khó mà tìm được. Gia đình BS Khiêm có em trai cũng đã đến tìm tôi. Tôi khuyên gia đình không nên tìm nữa. Hãy để cho anh yên nghỉ ở chiến trường xưa".
Khi trở về, mọi thắc mắc của gia đình Võ Nguyên Trọng được giải đáp. Ai cũng thoải mái. Khi chia tay, anh Thư còn nhắc lại: "Trọng ngày đó thư sinh, trắng trẻo và cao hơn Tuệ bây giờ; đặc biệt vui vẻ, rổn rảng chứ không kín tiếng như em". Nghe xong, chú Tuệ nở nụ cười mãn nguyện.
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- TẠI SAO GIỚI TUYẾN HAI MIỀN LẠI LÀ VĨ TUYẾN 17? (Việt Dũng)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Thiên An Môn (Huy Đức)
- Bức tranh sơn dầu "Bắc Kinh 2008", họa sĩ Lưu Dật có ý gì?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
1 nhận xét:
Cảm ơn những đồng đội của Trọng! Chúc mừng gia đình!
Đăng nhận xét