"Chị đi tìm em" là ca khúc mà tình cờ tôi được nghe vào năm tôi học
lớp 9. Ca khúc đã gợi tôi nhớ lại kỉ niệm thời thơ ấu. Một kỉ niệm
khó quên của tôi.
Kỉ niệm đó là vào một chiều 30 tết, cách đây khá lâu rồi, khoảng gần hai
chục năm trước. Chiều hôm đó, chị họ vào nhà tôi chơi. Nhà chị có đồng
ruộng, ngày nhỏ tôi thích được ra đồng nên tôi nhất quyết xin phép ông
bà để tôi được vào nhà chị, để được ra ruộng bẻ ngô. Ông bà tôi ko
đồng ý, vì ngày hôm sau là mồng 1 tết. Theo quan niệm thời xưa, ở nhà
người khác qua 30 mà sang mồng 1 thì dông cả năm. Nhưng bỏ qua mọi sự
ngăn cản, tôi vẫn đi.
Vào nhà chị chơi, tôi rất sung sướng khi được cùng chị ra đồng bẻ ngô.
Ruộng nhà chị ở bên kia bờ sông, con sông đó khá sâu và rộng. Có một
lối đi tắt để sang bên kia ruộng là cái cầu. Cầu bắc qua sông đơn giản
chỉ là một khúc gỗ tròn và có tay vịn. Chị cõng tôi qua cầu, một cảm
giác an toàn khi tôi áp người lên lưng chị.
Sang bên kia sông là một cánh đồng màu rộng lớn. Chao ôi! biết bao là
ngô, là khoai lang, khoai tây. Tuyệt! Chị tôi vào ruộng bẻ ngô còn tôi
thif chạy tung tăng khắp cánh đồng và tôi bị cuốn hút bởi khu ruộng
trồng khoai tây. Tuyệt vời làm sao khi chỉ cần lật vài tảng đất là
những củ khoai tây tròn xoe hiện ra như một ổ trứng gà. Tôi mải mê đi
lật từng tảng đất để xem những ổ trứng gà đó.
Trước khi đi ra xa, tôi có nói với chị: tôi đi bộ lên đoạn đường đầu
cánh đồng và về nhà trước. Chị tôi dặn đi cẩn thận. Nhưng ko, tôi nói
một đằng làm một nẻo. Tôi bị mê mẩn bởi những luống khoai sắn. Chị ngỡ
tôi đã về nhà nên khi bẻ đủ ngô, chị cũng về nhà luôn cho kịp luộc nồi
ngô ăn tối.
Mải đào khoai, đến khi trời sẩm tối tôi mới hốt hoảng. Trời dần tối
đen như mực. Tôi vô cùng sợ hãi. Tôi khóc lóc. Cho đến bây giờ, tôi
vẫn ko thể nào quên được cảm xúc đó. Cảm xúc sợ hãi, tiếng con ếch ộp
kêu, tiếng con nam nam, đã khiến tôi rùng sợ. Tôi la khóc giữa cánh
đồng.
Lần theo trí nhớ mà con đường tôi đã đi, tôi tìm được đúng đến cây
cầu, nơi mà chị cõng tôi qua sông. Tôi đã gọi chị khắp nơi mà ko thấy
chị đâu? Trời tối quá, tôi ko biết làm thế nào để có thể sang sông.
Tôi tưởng tượng lại cách chị tôi qua cầu và tôi mạnh dạn bước. Tôi lò
mò từng bước chân, tay vịn chắc lên thành đi từng bước cẩn thận, nhưng
đúng đến giữa lòng sông thì tôi bị trượt chân và ngã. Tôi vẫn còn nhớ
nguyên vẹn cảm giác bị trượt chân và rơi xuống sông. Khi tôi vừa rơi
xuống mặt nước, tôi vẫn còn có thời gian để nghĩ mình cần phải làm gì.
Tôi đã tự nhủ mình phải cố gắng khua chân tay để ko bị chìm, nhưng ko
hiểu sao khi rơi xuống, càng khua chân, khua tay thì người tôi càng
ngày càng chìm hơn. Tôi ngớp ngớp và uống nước liên tục, tôi khua
khoắng đến đuối sức thì tôi ko còn biết gì nữa.
3 h sáng ngày hôm sau - mồng 1 tết, tôi tỉnh dậy, thấy mình được ủ rất
nhiều chăn ấm. Tôi cựa mình hỏi bác ngồi cạnh trông tôi: Đây là ở đâu?
Và sáng mồng một tết tôi ở lại nhà bác. Bác vào ông bà lấy vài bộ quần
áo cho tôi. Vì quá lo lắng việc đã xảy ra nên bác đã nói với ông bà
rằng, tôi thích ở nhà bác ăn tết nên ko muốn về. Ông bà, bố mẹ và gia
đình giận tôi lắm. Giận tôi vì mấy ngày tết cả nhà xum họp còn tôi thì
mải vui đến quên chốn về.
2 hôm sau, khi sắc mặt tôi hồng hào trở lại. Bác đưa tôi về và dặn, về
nhà tôi ko được kể chuyện tôi bị rơi xuống sông. Tôi vâng dạ.
Về đến nhà, tôi bị gia đình quở mắng rất nhiều. Rồi dịp tết đã hết,
Câu chuyện của tôi chỉ được gia đình biết khi mẹ và bà tôi đi chợ.
Phiên chợ đầu năm, gặp mẹ và bà, ai cũng nói gia đình tôi đại phúc. Bà
và mẹ tôi không hiểu là họ đang nói điều gì nên hỏi tườm tận. Bà và mẹ
tôi quá sững sờ khi biết câu chuyện của tôi vào tối 30 tết - câu
chuyện tôi bị rơi xuống sông. Và đến lúc này, tôi cũng mới biết, tôi
được cứu sống như thế nào. Mẹ tôi kể lại : Có 1 người đi qua đường ,
thấy có cái gì đó lạ lạ ở giữa lòng sông, họ định đi qua nhưng sau đó
có linh cảm gì đó nên dừng lại và soi đèn pin thì nhìn thấy một đứa bé
nhỏ, và họ đã vớt lên giữa buổi tối mùa đông rét mướt. Lúc vớt lên,
thì tôi đã tái nhợt và họ bế dốc ngược chạy khắp con đường khiến ai đi
qua cũng phải dừng lại để hỏi thăm. Những người dừng lại hỏi thăm,
nhìn và đã nhận ra tôi là con cái nhà ai nên đã tìm bác tôi gần đó.
Lại nói về bác tôi, vì cứ nghĩ tôi đi lạc đường nên sang khắp làng nọ
làng kia để tìm theo các lối rẽ mà chưa kịp nghĩ là tôi vẫn ở cánh
đồng.
Bác nhận tôi và cảm ơn người đi đường tốt bụng, người đi đường đã xin
phép về nhà để kịp ăn cơm tất niên... mà ko kịp nhận hậu tạ của bác.
Câu chuyện này đã khiến tôi bị ám ảnh bởi cây cầu gỗ. Và ca khúc này
tuy ko trùng khớp với câu chuyện mà tôi kể nhưng nó gợi lại một kỉ
niệm khó quên của tôi và cả gia đình.
http://www.youtube.com/watch?v=WTof3VMwWUA
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- TẠI SAO GIỚI TUYẾN HAI MIỀN LẠI LÀ VĨ TUYẾN 17? (Việt Dũng)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Thiên An Môn (Huy Đức)
- Bức tranh sơn dầu "Bắc Kinh 2008", họa sĩ Lưu Dật có ý gì?
Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012
Ca khúc "Chị đi tìm em" (Thuỷ k42)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét