Chí Hòa, Hoàng Sơn k3, Kiến Quốc ở đài Tropo Sơn Trà 1975. |
nghề và cả tài cán văn nghệ, thể thao. Kỉ niệm ấy tôi mang theo khi chính thức khoác áo lính. Tốt nghiệp lớp 10, cánh k5 chúng tôi đa số đăng lính và tập trung lên Trường VHQĐ Lạng Sơn ôn thi. Năm đó 50% anh em về Quân y ở Hà Đông, 50% về Quân sự trên Vĩnh Yên. Từ 1970, tôi gắn bó với mảnh đất trung du, cho tới 1990 khi ra quân.
Kiến Quốc, Đỗ Khôi, Hoàng Sơn, anh Kình, Chí Hòa trước dàn anten Tropo 1975 trên ICS Sơn Trà. |
Ngày đi học phải sơ tán vào Tam Lộng (thuộc huyện Bình Xuyên), sống trong dân. Ngày chủ nhật hay thấy mấy thầy giáo trẻ Đoàn Mạnh Giao, Trần Đình Ngân..., đẹp trai, mặc áo bay (đó là áo blu-dông màu cỏ úa, của các học viên đi học ở Liên Xô về), đầu chải bóng, cổ áo gài quân hàm thiếu úy, trung úy, phóng xe Sputnik hay Sport vào làng. Hình ảnh ấy gây ấn tượng mạnh và mơ ước sẽ cố học để trở thành sĩ quan, giáo viên như các thầy.
Đầu hè 1975 chuẩn bị giải phóng miền Nam thì khóa 5 chúng tôi được bổ sung ngay cho chiến trường. Tôi cùng Lê Chí Hòa (2 Trỗi) cùng anh Trần Hay, anh Phạm Văn Kỉnh, anh Đỗ Ngọc Khôi được giữ lại trường. Riêng 2 lính Trỗi cùng anh Kỉnh được ghép vào đoàn của các thầy đi tiếp quản kĩ thuật hệ thống thông tin viễn thông ICS của Mỹ-ngụy để lại. Đúng trưa 30/4/1975, chúng tôi có mặt ở cổng sân bay Đà Nẵng rồi sau đó là những tháng ngày nằm trên Đài Tropo trên núi của bán đảo Sơn Trà, khai thác máy móc và học tập. Những kiến thức ấy được mang trở về trường dạy ngay cho khóa 6.
Về trường, thầy Ngô Hai, thầy Nguyễn Ngọc Lân tin tưởng giao ngay nhiệm vụ dạy môn "Xe thông tin Công suất trung bình" và "Thông tin đối lưu" cho k6. Mẹ ơi, bọn nó vừa ngày nào còn là bạn mình (chênh nhau có 1 khóa), nay mình lại phải dạy chúng nó. Làm thầy ngại quá. Ngày ấy thiếu giáo viên, chả có chứng chỉ sư phạm như bây giờ, cứ thế chuẩn bị giáo án, trình nhóm môn học, thông qua bộ môn, giảng thử rồi lên lớp. Ấy vậy mà vẫn hoàn thành.
Khi lên làm giáo viên sướng nhất là được rảnh rang lên thư viện ngồi đọc sách. Sau ngày tiếp quản, Hiệu trưởng Đặng Quốc Bảo với tầm nhìn xa đã cử thầy Trịnh Nguyên Huân nhiệm vụ vào Nam tiếp quản sách từ các thư viện KHKT. Phải nói thư viện của nhà trường ngày ấy có nhiều sách quý. Cầm trên tay những tập Bách khoa toàn thư dày cộp, in đẹp, nhiều thông tin mà tràn trề hạnh phúc. Bao nhiêu tri thức mới được thu nhận từ đây.
Rồi từng năm từng năm là giáo viên trôi qua. Tôi dạy tới khóa 15 (1985) thì được cử đi học ngoại ngữ để chuẩn bị đi học nước ngoài. Cũng chừng ấy năm luôn thân thiết với các em học viên. Trong giờ dạy luôn dành 15' để kể truyện tiếu lâm; ngoài giờ cùng tham gia đá bóng, đàn hát với các em. Có lẽ vì thế bài học nhanh vào với các em. Hơn nữa bao nhiêu năm trôi qua, các em ở khắp mọi miền đất nước luôn nhớ đến tôi. Nhiều em là học sinh của mình giờ là tướng là tá nhưng với anh, với thầy Quốc vẫn rất gần gũi. Có lẽ đó là hạnh phúc nhất của quãng đời dạy học.
Tôi từng là "giáo viên dạy khỏe" như thế!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét