Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

Trường ĐHSP Quảng Tây, Cây cầu Hữu nghị Việt - Trung về Giáo dục


                                                                                                              Vũ Xuân Thăng
                                                                                                Trưởng đoàn Trỗi đi Quế Lâm 2012

Một lễ hội hoành tráng
Đoàn Trỗi được mời sang dự  kỷ niêm 80 năm ngày thành lập trường ĐHSPQT, một lễ hội thật hoành tráng và phong phú.
Lễ chính thức được tổ chức tại sân vận động của  khu trường mới ở Nhạn Sơn (cách Tp Quế Lâm 30km), có tới hàng vạn cán bộ và sinh viên và đại  biểu nhiều nước tham dự. Cùng với những bài diễn văn chính thức và lời chào mừng, còn có các màn đồng diễn của hàng ngàn sinh viên, trong đồng phục màu sắc và cờ xí rực rỡ. Buổi lễ kéo dài trong nhiều giờ đồng hồ.
Có hội thảo Giáo duc  ASEAN nhiều nước tham dự. Có lễ khai trương Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và phát hành cuốn sách Học sinh Việt Nam tập 1. Có đêm biểu diễn nghệ thuật của SV nhà trường  và bắn pháo hoa hoành tráng. Các khách mời đều ăn nghỉ ở khách sạn 4-5 sao, có xe đưa đón và được mời đi thăm các thắng cảnh của Quế Lâm. (Dịp này các cán bộ giáo viên trong trường mỗi người đựơc may một bộ veston).
Cảm tưởng chung của Đoàn Trỗi khi dự những ngày hội này là Bạn không tiếc công, tiếc của, cốt sao tổ chức thât hoành tráng và phong phú. Nghe một phiên dịch của bạn bật mí: “Lần này nhà trường chi đến cả triệu đô-la”.


Riêng tôi thu hoạch được điều gi?
Trong buổi chiêu đãi cuối cùng, tôi nói chuyện với anh trưởng phòng Đối ngoai nhà trường:
- Tôi thấy trường ĐHSPQT là môt trong không nhiều cây cầu hữu nghị Việt - Trung về Giáo dục của Trung Quốc?
- Là duy nhất! - Anh tự tin đáp.
Điểm lại các sự việc thì thấy trường ĐHSPQT là một cây cầu Hữu nghị Việt Trung rất phong phú, quan trọng về giáo dục, nếu không phải là duy nhất, mà đây là chủ trương của Bạn.
Trước tiên , về mặt lịch sử, Quế Lâm là nơi sinh hoạt và học tập của nhiều thế hệ  học sinh Việt Nam từ Kháng chiến chống Pháp, đến Kháng chiến  chống Mỹ, mà đa số các trường Việt Nam sang đây dựa vào cở của trường ĐHSPQT (nay vẫn gọi là khu Dục Tài, tên do Bác Hồ đặt cho Khu học xá Trung ương).  Các nơi các trường đã từng ở đươc dựng bia lưu niệm. Nay có hẳn 1 phố lấy tên Dục Tài. Các thế hệ học sinh ấy nay đều trưởng thành và giữ nhiều cương vị quan trọng tại Việt Nam; nên trường có nhiều cơ sở làm chức năng cây cầu hữu nghị Việt Trung về Giáo dục.
Trong những năm qua và trong dịp kỷ niệm lần này, Bạn luôn giữ liên lạc và mời  giáo viên và hoc sinh các trường sang thăm: Khu học xá Trung ương (Dục Tài), Nguyễn Văn Bé, Dân Tộc, Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi.
Bạn đã liên kết với các trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn Hà Nội, Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, Đại học Thể duc - Thể thao Từ Sơn. Nên lần này Bạn mời 3 trường sang dự (18 người). Đã có khoảng 300 học sinh Việt Nam sang học tiếng Trung Quốc tại trường.
Bạn đã xây dưng xong Nhà Kỷ niệm các trường học Việt Nam tại Quế Lâm; vừa khai trương Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam, phát hành cuốn sách Học sinh Việt Nam (Nhật ký và phỏng vấn) tập 1, và còn mong muốn các  thế hệ học sinh Việt Nam hiện tai và sau này đóng góp để có thể phát hành các tập tiếp theo.
Trong lễ kỷ niệm, Tổng Lãnh sự Việt Nam là khách đầu tiên được mời lên đọc Thư chúc mừng của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân. 
Trong biên chế của Phòng Đối ngoại có 2 cán bộ giỏi tiếng Việt, mỗi người phụ trách một mảng. Cô Tần Hiểu Khiết phụ trách quản lý học sinh Việt Nam, trong dịp lễ này phụ trách 3 đoàn cựu học sinh Việt Nam. Anh Lạc Tiến Vinh phụ trách quan hệ với các trường Việt Nam, trong dịp lễ này phụ trách  đoàn đại biểu của 3 trường Việt Nam mà họ liên kết. 
Tôi thấy trường ĐHSPQT có chủ trương xây dựng cho mình thành  một cây cầu hữu nghị Việt - Trung về Giáo dục là điều rất đáng hoan nghênh; những hoạt động và việc làm của họ đóng góp cho sự hợp tác phát triển giáo dục nói riêng,  tình hữu nghi Việt - Trung nói chung. Đây cũng là công tác ngoại giao nhân dân. Trong tình hình quan hệ giữa ta và Trung Quốc hiện nay có những vấn đề phức tạp . Trong hoạt động ngoại giao nhân dân, nếu ta làm cho cán bộ bạn, sinh viên bạn, nhân dân bạn hiếu chúng ta hơn, quý mến lẫn nhau thì cũng là đóng góp xây dựng quan hệ Việt - Trung  hoà bình, ổn định và phát triển được tốt hơn.

Sang Trung quốc lần này, gặp các thầy giáo, sinh viên, bạn bè Trung Quốc quen biết từ trước thấy họ rất trân trọng các kỷ niệm về thầy trò Việt Nam, quý mến thân thiết với các thầy trò Việt Nam. Thầy hiệu trưở Lăng Hán Dân hồi đó của trường Nhất Trung đưa cho đoàn Trỗi xem khá nhiều ảnh chụp chung với thầy trò của Trỗi.
Một thày giáo già của trường Nhất Trung gặp đoàn ta nhắc lại  chuyện ông có bà vợ được bác sỹ Tôn của trường Trỗi đỡ đẻ cấp cứu trong hoàn cảnh Cách mạng Văn hóa,  nay  con trai của ông ta đã  46 tuổi, ông  như không muốn rời  xa đoàn Trỗi.
 Đoàn ta  đến trường Nhất Trung cũng nhắc lai chuyện các cháu học sinh nhịn ăn sáng để góp tiền cấp cứu chú Nguyên Nam Tiến bị nhồi máu cơ tim khi sang thăm lại Quế Lâm. Và nhắc lại câu nói của Nam Tiến: “Trong người tôi có dòng máu của nhân dân Trung Quốc, Quế Lâm đã sinh ra tôi lần thứ hai”. 
 Có người bạn Trung Quốc  nói thẳng với một thành viên đoàn ta là: “Trước đây Trung Quốc  mang quân sang đánh Việt Nam là vô lý”. 
Qua công tác ngoại giao nhân dân, chúng ta xây dựng tinh đoàn kết hữu nghi giữa 2 dân tộc từ trong nền tảng lòng người. Theo tôi, trong hoàn cảnh của mỗi thầy trò Trỗi hiện nay, ai làm được điều gì đóng góp  vào cây cầu Việt Trung cho thêm vững chắc  thì nên làm.

                                                                 Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2012







2 nhận xét:

QV nói...

Tự cổ chí kim, Nhân Dân bao giờ cũng thân thiện, nhân ái. Chúc mừng thành công của đoàn.

Nặc danh nói...

Chúng tôi là thế hệ cựu học sinh Trường thiếu nhi Việt Nam( Quế Lâm dục tài học hiệu) từng được nhân dân Quế lâm đùm bọc tứ 1951 đến1957 . Ngoài ra tôi còn được học tại tại Khu học xá trung ương Nam Ninh ,là một trung tâm ,giáo dục,sư phạm Việt Nam rất lớn là mà phía Bạn gọi là Nam ninh dục tài học hiệu (1951-1958). Trong những ngày khó khăn nhất cũa quan Việt- Trung , cũng như ngày hôm nay vẫn còn các vấn đề bất đồng trong quan hệ hai nước. Song chúng tôi vẫn ,mãi biệt ơn nhân dân Trung Quôc đã nhường cơm sẽ áo cho chúng tôi khi họ còn rất khó khăn. Chúng tôi vững tin nhân dân hai nước sẽ gắn bó với nhau,sông hữu nghị bên nhau.
Cùng các bantroi nếu chúng ta làm được diều gì có ích cho quan hệ hữu nghị của nhân dân Việt-Trung thì nên làm.KC