Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013

Ông Tây là người Việt (ST)


Bác sĩ Yersin thời kỳ ở Nha Trang (ảnh chụp năm 1882).
Trong diễn văn của Đại sứ Liên bang Thụy Sĩ Andrej Motyl đọc tại lễ kỷ niệm 150 năm sinh, 70 năm ngày mất của nhà bác học, nhà hoạt động xã hội nhân văn Alexandre Yersin tổ chức tại Nha Trang, Khánh Hòa ngày 1/3 vừa qua, có đoạn: "không ở đâu dấu ấn của Yersin lại sâu sắc hơn ở Viện Pasteur Nha Trang, đúng ra là ở tất cả các Viện Pasteur trên toàn Đông Dương. Những dấu ấn của ông cũng được để lại ở Trường Đại học Y khoa Hà Nội..."...





Từ năm 1895, Yersin tập trung gây dựng Phòng thí nghiệm vi trùng học và điều chế huyết thanh kháng dịch ở Nha Trang, đặt nền móng cho Viện Pasteur Nha Trang sau này. Đang say sưa công việc, đầu năm 1902 ông buộc phải ra Hà Nội theo khẩn cầu của Toàn quyền Pháp ở Đông Dương Paul Doumer để thành lập và giữ chức Hiệu trưởng Trường Y Hà Nội (tiền thân Đại học Y khoa và Đại học Dược khoa Hà Nội ngày nay) - cơ sở đào tạo y khoa đầu tiên ở Đông Dương; tổng quản cả hệ thống gồm Trường Y Hà Nội, Phòng thí nghiệm liên kết với Viện Pasteur Hà Nội và một bệnh viện trực thuộc Trường Y Hà Nội. Trước đó, cân nhắc gương mặt thích hợp giữ trọng trách ấy, Doumer thấy không ai xứng đáng hơn Yersin - thần tượng thanh niên Đông Dương thuở ấy bởi các cống hiến y khoa nổi tiếng, những cuộc thám hiểm lẫy lừng…
Từ tháng 9/1904, Yersin trở về Nha Trang để điều hành các Viện Pasteur Nha Trang và Sài Gòn. Sau đó, ông đảm nhiệm cương vị Tổng thanh tra hệ thống các Viện Pasteur toàn Đông Dương, Viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học Pháp, Chủ tịch danh dự Hội đồng khoa học Viện Pasteur Paris.
Trong ký ức người dân…
Trong diễn văn của Đại sứ Liên bang Thụy Sĩ Andrej Motyl đọc tại lễ kỷ niệm 150 năm sinh, 70 năm ngày mất của nhà bác học, nhà hoạt động xã hội nhân văn Alexandre Yersin tổ chức tại Nha Trang, Khánh Hòa ngày 1/3 vừa qua, có đoạn: "không ở đâu dấu ấn của Yersin lại sâu sắc hơn ở Viện Pasteur Nha Trang, đúng ra là ở tất cả các Viện Pasteur trên toàn Đông Dương. Những dấu ấn của ông cũng được để lại ở Trường Đại học Y khoa Hà Nội. Năm nay, ông cũng sẽ được kỷ niệm ở Đà Lạt, miền đất ông đã khám phá ra cách nay đúng 120 năm. Vì vậy, chẳng phải hơn tất cả, ông là người Việt Nam sao? Yersin, bằng tình yêu điều mới lạ và sự khác biệt, còn tượng trưng cho một cầu nối. Ông là cây cầu nối liền châu Âu và miền đất Đông Dương xa xôi".
Đến Nha Trang dự lễ tưởng nhớ Yersin do UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức, ngoài Đại sứ Thụy Sĩ còn có Tổng lãnh sự Cộng hòa Pháp tại Tp HCM Fabrice Mauries, phóng viên các hãng truyền thông quốc tế Radio France International, Télévision Suisse… và 38 chuyên gia y khoa, nhà hoạt động xã hội, đại diện nhiều tổ chức nhân đạo từ thiện đến từ châu Âu… Với họ, Yersin được biết đến như nhà bác học y khoa lừng danh, nhưng một ông "Tây mũi lõ, mắt xanh", sống và làm việc tại Việt Nam thời thực dân, khi qua đời lại được đông đảo dân chúng bản xứ khóc thương như mất người thân, đến nay vẫn thờ phụng trong nhà và ở chùa như một vị bồ tát lại là điều gây bất ngờ nhất với họ. Năm 1991, cụm di tích về Yersin gồm mộ phần (ở thôn Suối Dầu, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm), Bảo tàng Yersin (trong Viện Pasteur Nha Trang) và chùa Linh Sơn (nhà làm việc của Yersin ở xã Suối Cát, sau được cúng dường làm chùa) được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Cho đến nay, đó vẫn là di tích duy nhất của người nước ngoài ở Việt Nam được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa.
Đại sứ Thụy Sĩ Andrej Motyl đặt hoa tại tượng đài Yersin trong Công viên Yersin (Nha Trang, Khánh Hòa).
Đến Nha Trang đi thực tế, đạo diễn điện ảnh - NSND Trần Văn Thủy (tác giả các phim "Hà Nội trong mắt ai", "Chuyện tử tế"…) rất xúc động khi được nghe các bậc cao niên địa phương kể chuyện Yersin giáo dục, cảm hóa người dân bằng phim ảnh. Sinh thời ở Xóm Cồn (Nha Trang), nơi ngôi nhà của Yersin tọa lạc, láng giềng là bà con ngư dân còn rất nghèo và lạc hậu. Yersin tận tình hướng dẫn họ cách ăn ở hợp vệ sinh, ốm đau thì uống, chích thuốc hoặc đến nhà thương, đừng rước thày mo, thầy cúng. Quan sát thiên văn, mỗi lần sắp có bão, Yersin đều báo ngư dân chớ ra khơi và tập trung tránh trú trong ngôi nhà kiên cố của ông. Mỗi lần thấy người dân cãi lộn, say rượu, gây gổ đánh chửi nhau, Yersin lại bí mật lặng lẽ quay phim, tự tay tráng rửa. Tối đến, ông mời bà con xem phim (chủ yếu phim hài Sác - lô), nhưng mở đầu phải là mấy phút "thời sự" Xóm Cồn vừa quay được. Ông hỏi bà con: "Có hay không? Có đẹp không? Có nên không? Có làm thế nữa không?". Từ đó, Xóm Cồn giảm hẳn chuyện tương tự.
Bác sĩ Kiều Xuân Cư (95 tuổi), thuở nhỏ vẫn đến chơi nhà Yersin ở Xóm Cồn, kể: Yersin đặc biệt ham thích tiến bộ kỹ thuật, là người đưa chiếc xe hơi đầu tiên về Nha Trang. Ông thích tự lái nó đi đi về về Nha Trang - Suối Dầu làm việc. Một lần, có chú bé thấy xe hơi của ông chạy ngang, quá phấn khích nhào tới, suýt đụng phải xe. Sau cú sốc ấy, thấy xe hơi có thể gây nguy hiểm cho người dân, ông bỏ luôn, lại dùng xe đạp. Dịp nhận Long Bội Tinh của Chính phủ Nam triều trao tặng, ra về ông chạy xe đạp một tay, tay kia cầm mũ che kín huân chương trên ngực, đến nhà là giấu biệt vào ngăn kéo.
Lũ trẻ (vẫn thường đến nhà ông chơi, được ông cho kẹo) phấn khích chạy theo réo: "Ông Năm! Ông Năm!". Làm việc trong guồng máy y tế của Pháp ở Đông Dương - thời ấy đặt dưới sự quản lý của Quân y viễn chinh Pháp, Yersin được phong cấp đại tá quân y, người Việt hồi ấy gọi là "quan năm". Nhưng người dân địa phương lại không gọi Yersin là quan năm - xa lạ và quan cách, mà bằng cái tên thân thương: "ông Năm" - như tập quán gọi theo thứ bậc trong gia đình của người miền Nam . Có lần, biết tiếng nói của Yersin rất có trọng lượng với Toàn quyền Pháp ở Đông Dương, người dân Bình Thuận viết thư gửi ông, tố cáo các quan lại Nam triều ở Bình Thuận khét tiếng tham nhũng, sách nhiễu. Yersin bèn viết thư cho Toàn quyền Pháp ở Đông Dương. Rốt cục, đám quan lại tham nhũng ở Bình Thuận bị xử lý. Vụ việc trên làm rúng động toàn bộ giới chức quan lại Nam triều khi ấy.
Một nhân cách hiếm có
Người đời vẫn quan niệm, nghề nghiệp lương thiện nào cũng cao quý, nhưng có hai nghề cao quý nhất là thầy thuốc và thầy giáo. Nhưng Yersin lại không nghĩ thế. Năm 1887, tốt nghiệp bác sĩ ở kinh đô ánh sáng Paris, nhập quốc tịch Pháp (tổ tiên ông gốc Pháp, di cư sang Thụy Sĩ) Yersin đã được giới y khoa biết đến bởi nhiều công trình nghiên cứu y khoa có giá trị ngay khi còn là sinh viên, được Louis Pasteur - cha đẻ ngành vi trùng học và phương pháp miễn dịch - đánh giá cao, bố trí làm việc. Tương lai và danh vọng rộng mở, bỗng Yersin muốn giã từ nghề bác sĩ. Trong thư gửi về mẹ ở Thụy Sĩ, Yersin viết: "Con rất thích được khám bệnh và trò chuyện cùng người bệnh. Nhưng con không muốn coi y khoa như một nghề. Con không bao giờ có thể đòi hỏi bệnh nhân trả công. Con quan niệm nghề y như một thiên chức giống mục sư vậy. Đòi tiền bệnh nhân - cũng gần như hỏi họ: "Tiền, hay mạng sống?". Đồng nghiệp không phải ai cũng chia sẻ ý nghĩ này. Dù sao, con vẫn tâm niệm như thế và khó lòng nghĩ khác". Và trên thực tế, Yersin đã thực hiện bằng được ý tưởng rất "khác người" ấy của mình.
Để có nguồn tài chính cho hoạt động  nghiên cứu y khoa, duy trì và phát triển Viện Pasteur Nha Trang, Yersin không chỉ trông mong từ ngân sách của chính quyền Pháp ở Đông Dương. Ông nhập các giống cây có giá trị ở nước ngoài như canhkina, cao su… về canh tác ở trang trại của mình. Trước khi qua đời, Yersin đã là chủ một cơ ngơi lớn, nhưng trong di chúc để lại, ông viết: "mộ làm đơn giản, tang lễ không rình rang, không điếu văn, điếu từ gì hết". Ông còn chu đáo di chúc dành những khoản tiền nhỏ để lại cho từng người giúp việc và một người cháu ruột còn là sinh viên bên Thụy Sĩ, còn phần lớn, để lại cho Viện Pasteur Nha Trang tiếp tục duy trì và phát triển. Nguyện vọng cuối cùng của ông là "được chôn cất ở Suối Dầu, đừng cho ai mang tôi đi đâu cả", và "hãy chôn tôi nằm sấp. Tôi muốn ôm lấy trái đất này". Tôn trọng di chúc của Yersin, giới chức Pháp và Nam triều cùng những người cộng sự của Yersin tổ chức tang lễ và chôn cất ông rất trang nghiêm, nhưng cũng thật giản dị, trừ loạt súng tiễn biệt - thủ tục không thể không tuân thủ, theo quy định của Chính phủ Pháp đối với tang lễ người được trao tặng Bắc Đẩu Bội Tinh.
Là nhà khoa học danh tiếng, nhưng Yersin rất dị ứng với thói háo danh, phô trương. Trong các cuộc tiếp xúc xã giao miễn cưỡng phải tham dự, Yersin thường lặng lẽ ngồi hàng ghế bên dưới. Được Chính phủ Pháp tặng Bắc Đẩu Bội Tinh, nhưng sinh thời, hiếm khi thấy ông đeo. Cực chẳng đã, ông chỉ mang huân chương khi có dịp tiếp xúc quan chức cấp cao để đề xuất việc gì đó cho dân chúng

1 nhận xét:

Nặc danh nói...

Người tốt thì sống mãi.