Tôi gặp anh Cao lần đầu khi cùng Trần
Kiến Quốc ra ga Hoà Hưng, TPHCM đón anh và giáo sư Đỗ Kiếm Tuyên vào đầu năm 2005.
Cao Cẩm Quỳ 1967. |
… Ngược lại hơn 40 năm trước... Khi còn học tại Trường Phòng không
Odessa (1967-73) tôi thường nghe các cựu
học sinh Trường Nguyễn Văn Trỗi nhắc đến
Cao “Tư lệnh” - một người bạn rất thân tình của cán bộ, giáo viên, học viên Trường NguyễnVăn Trỗi. Cái tên “Cao tư lệnh” do
học sinh Trường Trỗi đặt cho, vì như bao thanh niên Trung Quốc thời đó anh là một
“Hồng vệ binh” của “Cuộc cách mạng văn hoá vô sản vỹ đại” do đích thân Mao Chủ
tịch phát động. Học sinh Việt Nam không
thích thú gì cuộc cách mạng này, khi ra ngoài phố hay gặp rắc rối trong quan hệ
với “Hồng vệ binh” (trẻ ranh vừa nứt mắt mà dám mắng chửi cả bậc cha chú lão thành!), khi có va chạm Cao Cẩm Quỳ luôn có mặt can thiệp, đưa
các bạn Việt Nam về trường.
Năm 1999 tôi gặp anh Đỗ Kiếm Tuyên,
giáo viên Đại học Sư phạm Quảng Tây tại
thành phố Quế Lâm, một người Hoa sống tại Nghệ An, về Trung Quốc vào 1958, tốt
nghiệp Khoa Nga văn Đại học Quảng Tây, về
nhận công tác tại Đại học Sư phạm Quảng Tây từ 1964. Anh rất thạo tiếng Việt.
Năm 2001 khi cùng 24 cựu giáo viên,
học sinh Trường Thiếu nhi Việt Nam trở về thăm Quế Lâm, có đến thăm gia đình
anh Đỗ Kiếm Tuyên. Từ năm 2003, Kiến Quốc cùng một số bạn
Trỗi thường liên lạc qua email với anh Tuyên. Quan hệ của anh em chúng tôi với anh Tuyên càng trở nên thân thiết.
Khi Cao Cẩm Quỳ còn là học sinh cấp
III, thì tại Trung Quốc và Quế Lâm có nhiều hoạt động xã hội ủng hộ cuộc kháng
chiến của nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ. Do anh Đỗ Kiếm Tuyên và Cao Cẩm Quỳ cùng tích cực
tham gia các hoạt động đó nên họ quen, thân nhau. "Đó là tình bạn vong niên
(anh Đỗ hơn Cao 11 tuổi) của hai người cùng yêu quý nhân dân Việt Nam", điều này Cao nói
với tôi khi hai chúng tôi có thời gian bên nhau trong tháng 6-2013 vừa qua.
Tại nhà Cao ở Tam Thủy, Phật Sơn. |
Đầu 1967, anh gặp các thầy cô, cán bộ, học sinh Trường Nguyễn
Văn Trỗi đến đóng quân tại trường. Cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ của nhân dân
ta lúc đó được bộ máy tuyên truyền của
Trung Quốc ca ngợi hết lời. Cao thấy vinh dự, thú vị khi được gần gũi, làm quen, kết bạn với những con người Việt
Nam cụ thể trên đất Quế Lâm. Những con người Việt Nam đó để lại trong anh những kỷ niệm
tốt đẹp, đầy tính nhân văn.
Sau khi Trường Trỗi chuyển quân về
nước vào tháng 8-1968, tại Quế Lâm vẫn náo loạn vì “Văn Cách”. Bố anh thấy bất ổn
nên cho anh chuyển về Phật Sơn, xuống nông thôn lao động. Anh trở thành “thầy
thuốc chân đất” của nông thôn. Hàng ngày
cấp thuốc cảm, thuốc ho, thuốc đau bụng nhẹ, đo nhiệt độ cho nông dân; nếu
bệnh nặng thì xin chính quyền đưa lên tuyến trên. Như bao thanh niên học sinh
thời đó, anh sống ở nông thôn 7 năm.
Sau khi xã hội ổn định, “Văn Cách”
lùi xa, anh được vào khoa Dược (Đại học Trung Sơn, Quảng Châu) học đặc cách
trong 2 năm. Đầu những năm 1980 anh về làm
việc ở một Công ty bán thuốc tại quận Tam
Thuỷ, thành phố Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét