Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2013

Chuyến đi xa và những bạn hiền (Trần Kháng Chiến)

      Tháng 6-2013, tôi có chuyến về thăm lại Trường cũ cách  đây 60 năm, đóng tại thành phố Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
     ... Ngày 25-8-1953  khi cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp của nhân dân ta đang bước vào giai đoạn quyết định, để chuẩn bị cho công cuộc xây dựng đất nước sau chiến tranh, tại chiến khu Việt Bắc, Ban tổ chức  Trung ương, Bộ Giáo dục quyết định thành lập Trường Thiếu nhi Việt Nam. Theo đề nghị của Trung ương Đảng ta, Nhà nước Trung Quốc quyết định tiếp nhận đón hơn 1000 giáo viên, cán bộ, học sinh Việt Nam sang Trung Quốc, nhằm tạo điều kiên dạy tốt, học tốt trong điều kiện hoà bình. Lớp học sinh này sẽ trở về tham gia xây dựng đất nước sau chiến tranh. Tôi là một trong số 1000 học sinh đó.
    Từ năm 2000, với tình cảm tri ân nhân dân Quế Lâm, nhân dân  Trung Quốc  đã hết lòng giúp đỡ chúng tôi, trong khi bản thân ăn chưa đủ no, mặc  chưa đủ ấm, còn rất, rất thiếu thốn, tôi  đã nhiều lần trở lại thăm mái trường xưa.
     Trong những năm tháng nhân dân ta tiến hành cuộc Chiến tranh chống Mỹ, miền Bắc trở thành chiến trường ác liệt, thành phố Quế Lâm  lại giang tay tiếp nhận Trường Thiếu sinh quân  Nguyễn Văn Trỗi với 1500  cán bộ, giáo viên, học sinh (1967-1968), Trường Học sinh Miền Nam  vớí  5000  cán bộ, giáo  viên, học sinh (1967-1975).
      Với tôi ân nghĩa ấy lớn lắm.


      Đai học Sư phạm Quảng Tây đóng tại Quế Lâm coi mình là địa chỉ ruôt thịt cùa tất cả các thế hệ  cựu học sinh Việt Nam từng  sống, học tập tại Quế Lâm  trong mọi thời kỳ.
       Năm 2003 sau khi khánh thành Bia kỷ niệm các trường Việt Nam từng đóng tại thành phố Quế Lâm, Đại học Sư phạm Quảng Tây quyết định xây dưng Nhà kỷ niệm các trường học Việt Nam. Ý tưởng này được đông đảo các  cựu cán bộ, giáo viên, học sinh Việt Nam từng sống, học tập trong sự đùm bọc của nhân dân Quế Lâm ủng hộ.
Bữa cơm đầu tiên ở QL với gia đình chị Niệm, có cả anh Tạ Hùng Uy (bìa trái).
       Tôi cùng nhiều bạn  tham gia vào nhiều công việc cùng Đại học Sư phạm Quảng Tây trong quá trình sưu tập tư liệu, hiện vật, đóng góp xây dựng Nhà kỷ niệm các trường học Việt Nam. Nhà kỷ niệm  được khánh thành vào tháng 5-2010, với sự tham gia của Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân - một cựu học sinh Việt Nam của Trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi, từng học tập tại Quế Lâm (1967-68). Anh lưu bút trong ngày vui này: Việt Nam chúng tôi có hàng vạn lưu học sinh học ở hàng chục nước trên thế giới nhưng chưa ở đâu có Nhà kỷ niệm như ở Quế Lâm.
    Lần này tôi cùng anh Nguyễn Đình Tân sang Trung Quốc với tư cách cá nhân (du lịch ba lô hay còn gọi là đi “Phượt”). Khi được tin tôi về thăm Trường cũ, các bạn Trung Quốc tiếp đón rất thân tình, chu đáo. Tôi đến Nam Ninh vào đúng lúc Chủ tịch Trương Tấn Sang bắt đầu chuyến thăm hữu nghị Trung Quốc. Các bạn Trung Quốc rất quan tâm đến sự kiện này. Ngay sau khi  Chủ tịch  Trương Tấn Sang kết thúc chuyên thăm Trung Quốc, các bạn trung Quôc gặp tôi  bày tỏ sự hài lòng về kết quả ca cuôc hội đàm của chủ tịch hai nước. Hai vị chủ tịch đã thống nhất những vấn đề trên Biển Đông sẽ được bàn bạc trong quan hệ hoà bình, không dùng vũ lực.  Tôi  cũng vui vì kết quả tích cực này.
     Một điều làm mọi người thú vị, cho dù trong thời gian vừa qua giữa hai nước còn đó vấn đề  chủ quyền trên Biển Đông, song quan hệ thương mại không ngừng tăng, năm nay đã đạt 61 tỷ USD (một con số nói lên, nếu  bảo đảm được  hòa bình, hợp tác,  nhân dân hai nước đều có lợi).
      Về đến Quế Lâm, tôi được chị Lư Mỹ Niệm, anh Lạc Tiến Vinh - người của Đại học Sư phạm ra tận ga đón. Tôi  được thầy giáo Nguyễn Trung Nguyên, giám đốc  Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam, phụ trách Nhà kỷ niệm các trường học Việt Nam tiếp, làm việc và đưa đi thăm Nhà  kỷ niệm. Sau khi mở cửa, rất nhiều cựu học sinh, các đoàn du lịch Việt Nam đã đến thăm. 
Thầy Nguyên cũng cố gắng tìm kiếm thêm các hiện vật liên quan đến các thời kì các trường Việt Nam đóng trên đất Quế Lâm, đặc biệt tìm thấy một công văn  được thảo vào tháng 12-1954  xin đổi địa điểm đóng quân của “Trường đặc khoa thuôc Quân khu Tây Nam” (tức Trường Lục quân Viêt Nam)  với Đại học Sư phạm Quảng Tây. Trong công văn  có chữ ký, dấu  cá nhân (triện) bắng chữ Hán của Hiệu Trưởng Lê Thiết Hùng và Chính ủy Trần Tử Bình. Các cán bộ Nhà kỷ niệm đã mất nhiều thời gian tìm kiếm, đưa các tư liệu về Trường Lục quân Việt Nam đóng quân tại Quế Lâm từ cuối 1954 đến cuối 1955 (vốn tồn tại bí mật) vào trưng bầy trong Nhà kỷ niệm. Nội dung, tư liệu về các trường Ngữ chuyên, Khu học xá trung ương Nam Ninh, Trường Thiếu nhi Việt Nam, Trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi, Trường Học sinh Miền Nam, Trường Dân tộc Trung ương, Trường Võ Thị Sáu… được bổ sung đáng kể so với hồi tháng 5-2010.
Thầy Nguyên, tác giả cùng GS Đỗ Kiếm Tuyên tại Nhà kỷ niệm.
Tôi cảm nhân được sự trân trọng của  Đại học Sư phạm Quảng Tây đối với quan hệ hữu nghị Việt-Trung  trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
      Thầy Nguyên cho biết, hiện nay trường có 500 sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam theo học. Khi hỏi đánh giá về lưu học sinh Việt Nam, thầy nói: “Anh như   người nhà, tôi  cho anh biết lưu học sinh Việt Nam học tại đây là tập thể sinh viên nước ngoài đông nhất, học giỏi nhất, có quan hệ rất tốt với nhà trường, với các hoạt động xã hôi, đươc các bạn, các thầy, bạn bè  sinh viên quốc tế đánh giá cao. Anh yên tâm họ không làm cho thế hệ cựu học sinh Việt Nam các anh tại Quế Lâm phiền lòng đâu”.
    Trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, như bao thanh niên cùng thế hệ, tôi nhập ngũ, trở thành anh bộ đội Cụ Hồ, tham gia chiến đấu. Nay là một cựu chiến binh. Tôi quen anh Tạ Hùng Uy một chiến sỹ quân tình nguyện Trung Quốc sang giúp Việt nam đánh Mỹ (1966-1969). Nghe tôi đến Quế Lâm, anh tìm đến tặng tôi  một quyển sách do anh bỏ tiền túi ra in, nói về  hoạt động của bộ đôi đường sắt Trung Quốc tại Việt Nam thời kỳ đó. Trong đó có ảnh Bác Hồ thăm một đơn vị quân chí nguyện Trung Quốc mà anh may mắn có mặt vào Tết 1967.
     Mấy năm gần đây anh để dành tiền sang Việt Nam 30 lần,  đưa các gia đình có người thân hy sinh tại Việt Nam tới thăm cac nghĩa trang liệt sỹ - nơi  yên nghỉ  của các chiến sỹ tình nguyện quân Trung Quốc. Mổi lần sang Việt Nam anh thường đến thăm Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Việt-Trung hữu nghị. Ở Trung Quốc không có tổ chức Hội Cựu chiến binh nên các cựu chiến binh từng sang giúp Việt Nam tập hợp lại với nhau, tham gia các hoạt động củng cố quan hệ hữu nghị Trung-Việt. Tạ Hùng Uy là hạt nhân tập hợp các cựu chiến binh “kháng Mỹ viện Việt” của Quế Lâm, Liễu Châu. Cuối 2011 anh cùng các đồng đội của mình đã tham gia  chương trình Cẩu truyền hình Hà Nội-Nam Ninh “Láng giềng gần”. Các anh được bày tỏ với nhân  dân Việt Nam rằng, các anh quý trọng quan hệ hữu nghị Việt-Trung và các anh coi Bác Hồ  - vị lãnh tụ của nhân dân Việt Nam là người bạn vô cùng thân thiết của nhân dân Trung Quốc. Với cá nhân anh, đó là kỷ niệm vô cùng hạnh phúc.

(Còn tiếp)

1 nhận xét:

TranKienQuoc nói...

Anh Chiến đã gặp nhiều người thân của bạn Trỗi trong chuyến đi này. Họ sống chân thành và rất hiểu VN.