Bác Văn đi, chỉ cần đọc mảu tin trên báo, tôi đã nhòe nước mắt...
Hàng triệu người không quản ngại nắng mưa xếp hàng tiễn biệt, những giọt nước mắt lăn dài trên má từ cụ già đến trẻ nhỏ, tiếng gọi "cha ơi" vang trên phố... Những ngày đại tang Đại tướng đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam.
Gần hai ngày sau khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp trút hơi thở cuối cùng tại Quân y viện 108, gia đình ông mở cửa cho người dân vào viếng 14h chiều 6/10 tại số 30 Hoàng Diệu. Ngay từ lúc này hàng chục nghìn người dân đã đổ về xếp hàng mong được vái chào lần cuối.
4 ngày sau đó, lượng người từ các tỉnh, thành phố xa xôi đổ về càng đông. Họ xếp hàng dài vài km dài ra tận lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, vòng một vòng tròn qua Hoàng Văn Thụ về Hoàng Diệu.
Đến ngày cử hành lễ viếng tại nhà tang lễ Quốc gia, lượng người cũng đông không kém. Buổi chiều khi người dân được vào viếng trước linh cữu Đại tướng, có những lúc suýt 'vỡ trận' khi các cơ quan bộ ngành bị lẫn lộn các hàng với dân.
Sự ra đi của tướng Giáp là một sự mất mát quá lớn đối với toàn thể nhân dân Việt Nam. Trong lòng mỗi một người dân, Đại tướng huyền thoại của dân tộc là một tượng đài, do vậy nhiều người sẵn sàng bỏ công bỏ việc tới xếp hàng thậm chí tới 8 tiếng đồng hồ để được một lần bày tỏ lòng kính trọng và ngưỡng mộ ông.
Có nhiều người tự tay làm các kỷ vật có ý nghĩa dâng lên ông. Trong ảnh một cô gái cắt tỉa 103 bông hoa tượng trưng cho tuổi thọ của Đại tướng tạo thành một bức tranh. Ảnh : Lê Bích
Các cựu quân nhân, thương binh, bộ đội và những người đang công tác trong ngành quân đội dù sức khỏe có yếu đến đâu cũng quyết đặt chân đến nhà tang lễ để kính viếng ông. Ảnh: Hoàng Hải Thịnh.
Có những người dù sau khoảng thời gian dài xếp hàng mệt lả và ngất xỉu cũng vẫn quyết tâm bám trụ tại đường vào nhà tang lễ.
Đêm 10/10, ngày cuối cùng gia đình Đại tướng mở cửa cho người dân vào viếng trên phố Hoàng Diệu. Khi cánh cổng đóng lại, những cảm xúc vỡ òa trong đau đớn bỗng bùng lên. Được viếng Đại tướng rồi nhưng nhiều người vẫn cứ nán lại mong được vào thăm lần nữa.
Không thể đếm nổi có bao nhiêu trái tim tan vỡ, bao giọt nước mắt lăn dài trên má những bà cụ già cứ thẩn thơ ngoài cổng thương tiếc vị Đại tướng huyền thoại của nhân dân.
Người nhà Đại tướng đã phải liên tục cảm ơn nhân dân, ông mong bà con cô bác sớm về nhà nghỉ, đừng đứng ngoài khóc mãi ảnh hưởng tới sức khỏe của chính mình.
Gần 10.000 thanh niên tình nguyện ở Hà Nội được huy động làm nhiệm vụ cho lễ tang Đại tướng.
Lễ viếng Đại tướng còn có rất nhiều em nhỏ tham dự. Dù còn bé nhưng các em đều đã được cha mẹ kể cho nghe về những chiến công của ông trong những năm kháng chiến chống Pháp và Mỹ.
Lẫn trong dòng người đó có cả những bé chỉ mới 1 tuổi, thậm chí vài tháng tuổi. Cháu Nguyễn Minh Hòa từ Hải Dương lên Hà Nội trên tay bố mẹ xếp hàng gần 8 tiếng mới được vào trong viếng tướng Giáp.
Đứng trước ban thờ của ông, không ai cầm được nước mắt.
Trong suốt một tuần, cứ đêm đến người dân lại tổ chức thắp nến tưởng nhớ Đại tướng trên phố Hoàng Diệu.
Họ thức thâu đêm ngồi trên vỉa hè chờ đến ngày hôm sau vào viếng.
Ông Thanh, một cựu chiến binh từ Thanh Hóa lên xếp hàng vào nhà tang lễ khóc sướt mướt suốt chặng đường từ cổng.
Giáo sư Vũ Khiêu ngồi xe lăn, mắt ông như nhòe đi khi chuẩn bị được tới gần linh cữu Đại tướng.
Gần như cả Hà Nội đổ ra đường từ biệt Đại tướng trong buổi sáng 13/10. Ảnh : Hoàng Hải Thịnh
Trong lịch sử không có nhiều người được lòng dân như Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Một người đàn ông quỳ lạy và nức nở khóc khi linh cữu đi qua.
Đoàn đưa tang dài hàng km với hàng chục chiếc xe của lãnh đạo Đảng, Nhà nước , các quan chức bộ ngành và người thân.
9 nhận xét:
Biết rằng cuộc sống là không được để con tim chỉ đạo cái đầu, thế nhưng biết nói gì khi KQ viết bài dưới tiêu đề này cho những người là gia đình quân đội (hãy tạm chưa nói tới người ngoài).
Hôm nay đã là 24/10/2013, tính đến ngày cuối cùng trở ra HN (sau khi đưa bác Văn về tận Quảng Bình) đã là 10 ngày. Vậy mà đọc, xem lại bài này mà tôi không giấu được cảm xúc. Hai dòng nước mắt chứ chảy dài, nghẹn ngào. Bác như cha mẹ mình, gần gũi thân thương...
Chỉ thấy nước mắt của dân. Đến họp Quốc hội, mọi người cứ đinh ninh rằng sẽ có 1 phút mặc niệm người Anh hùng Dân tộc được toàn dân yêu kính, toàn thế giới ngưỡng mộ, vậy mà...
Nhìn những bức ảnh đen trắng này,tôi cảm động rơi nước mắt.
Một niềm tin to lớn đối với tương lai dân tộc đến với nhịp đập trái tim tôi, khi nhân ra tình cảm cùa nhân dân đới với Đại tướng,đó là sức mạnh tinh thần vỹ đại của dân tộc Việt Nam chúng ta.KC
Thật vui khi thấy lớp trẻ ngày nay vẫn còn nhận ra chân lý.Đúng như KC nói.Còn những người lãnh đạo ấy?Chuyện gì vậy QV?Lẽ nào chỉ là sự vô tình ?!!!!
Có người nhận xét:
Hồi khóc Bác Hồ, Đất nước thì còn chia cắt, nhiều gia đình ly tán, nhưng lòng người thì thống nhất, niềm tin vững chắc.
Bây giờ khóc Bác Văn, Đất Nước thống nhất, Giang sơn đã thu về một mối, nhưng lòng người thì ly tán (chỉ thống nhất ở một điểm là vô cùng thương tiếc Đại tướng), niềm tin thì mong manh. sói mòn.
Bác Văn mất đi lòng dân đau xót. Vậy, ai mất đi để lòng dân thanh thản bây giờ ?!!
Quoc hoi gianh 1' tuong nho dai bieu Quoc hoi da mat la 1 thong le. Nhung sao lan nay khong thuc hien? Dung noi day la su lang quen vo tinh.
Tran Kien Quoc
Dim nguoi ta xuong chinh lai la nang nguoi ta len.
Đăng nhận xét