Nhắc đến lương y Huỳnh Thị Lịch , nhân vật huyền thoại của Sài Gòn , Bà Hường rưng rưng xúc động . Bà bảo rằng , khi lương y Huỳnh Thị Lịch mất đi , bà cũng như tất cả học trò đều vô cùng đau xót , nuối tiếc . Bao nhiêu tinh hoa về bấm huyệt tưởng rằng bà mang cả xuống suối vàng . Rất may là từ bà và một số học trò của Bà Lịch, cùng với những tài liệu truyền lại, nhà cảm xạ Dư Quang Châu đang ra sức khôi phục lại môn bấm huyệt huyền diệu của bà Lịch .
Theo bà Hương, bà sống được đến ngày hôm nay , là duyên trời đưa bà đến với bà Lịch .Vào năm 1977, khi ba mất , bà đau buồn , rồi đổ bệnh , suy nhược cơ thể nghiêm trọng . trong khi đó , bà vẫn phải làm việc tăng ca . Sức khỏe yếu, công việc vất vả nên bà bị tai biến đến nỗi hai tai điếc đặc, liệt nửa người, mặt mũi méo xệch. Bà được điều trị khắp nơi nhưng chẳng ăn thua gì. Một ngày , Bác sĩ Huỳnh Ngọc Tựng, Chủ nhiệm Khoa Đông Y Bệnh Viện 175, dẫn bà đến ngã ba Hàng Xanh gặp lương y Huỳnh Thị Lịch. Bà Hường nhớ lại : “Hôm tui đến đông bệnh nhân lắm , dễ có đến 200 người . Bà nói chuyện hay , làm thơ hay , thậm chí nói chuyện toàn bằng thơ . lúc đó một bà cụ đẹp lão lắm đàng làm nhiệm vụ ghi chép cho bà . Đến lượt tụi , bà xem bệnh , rồi bảo rằng bệnh nặng , phải bấm huyệt rất lâu mới khỏi . lúc đó, tụi không tin lắm . Nhưng bà bấm huyệt xong , tụi thấy nhẹ cả người , tinh thần phấn chấn và có niềm tin lắm . Tụi xin được làm học trò của bà , ngày ngày qua lại giúp đỡ bà làm việc vặt . Bà chữa khỏi bệnh cho tui, rồi dậy cách bấm huyệt . Tụi cũng chuyên cần học hỏi , nhưng kiến thức của bà mênh mông quá tụi học theo cũng chỉ được phần nào thôi “.
Theo Bà Hường, khi đã là con cháu trong nhà , thi thoảng những lúc rỗi rãi ,Bà Lịch cũng kể về than thế kỳ lạ của Bà . Bà Lịch hay tâm sự với Bà Hường , nên Bà Hường là người hiểu rõ nhân về lương y Lịch .
11 tuổi đi bộ vào Nam tầm sư
Lương y Huỳnh Thị Lịch , tên thật là Trần Thị Kim Thanh (SN 1917 ). Bà sinh ra và lớn lên ở huyện Ý Yên (Nam Đinh ). Mẹ mất sớm, cha lấy vợ hai, bỏ mặc bé thanh bơ vơ, không ai nuôi dưỡng. Năm 11 tuổi, cô bé phong
thanh nghe người làng kể về những đồn điền cao su mênh mông bát ngát trong nam và trong đầu bé nảy sinh mong muốn trở thành công nhân cao su , được ăn cơm no bụng. Nghĩ thế, Thanh lên đường vào Nam . Không có tiền nên chỉ có cách đi bộ . Ban ngày vừa đi vừa xin ăn , tối ghé nhà dân ngủ nhờ . cứ thế đi bộ 2 năm như vậy thì vào đến Bình Dương. Bé thanh tìm đén một đồn điền cao su xin việc , tuy nhiên , nhỏ tuổi quá , nên người ta không nhận . Đang lang thang , không biết đi đâu thì gặp một người họ Huỳnh , là một võ sư gốc Bình Định , nhưng nổi danh khắp Bình Dương thời kỳ đó. Vi bái võ sư họ Huỳnh làm sư phụ , sau này nhận làm cha nuôi , nên đổi họ và tên của mình thành Huỳnh Thị Lịch. Ông này đã nhận Thanh vào võ đường của mình , cho bé làm chân giúp việc , để có nơi ăn chốn ở . Chính vị võ sư họ Huynhg này đã phát hiện ra năng kiếu bẩm sinh của Thanh , nên đã dạy võ cho bé Thanh . Cô bé liễu yếu đào tơ này học võ rất nhanh .
Bà Hường nhớ lại , hồi gặp bà Lịch , bà đã ngoài 60, thế nhưng , đêm trăng , bà Lịch vẫn múa võ ngoài sân , đường quyền nhanh như chớp . Cũng chính vì quá trình học võ , thông thuộc các huyệt đạo, mà sau này, có thời kỳ , có thời kỳ làm y tá ở phòng mổ ở Bệnh Viện Hỏa Xa , bà đã học nghề rất nhanh . Bác sĩ của phòng mổ là người Pháp . Khi ông này thực hiện ca mổ , đều thấy bà Lịch xem rất chăm chú . Đặc biệt , khi ông mổ tủ thi , bà luôn xin phép được xem các đường khi lạc . Ông bác sĩ người Pháp hết sức ngạc nhiên với sự hiểu biết của bà về cơ thể con người . Ông bác sĩ ngoại quốc ấy rất khâm phục trí nhớ tài năng của bà , nên đã đua bà về nhà mình, để bà phụ giúp việc vặt , trông nom hai cô con gái cho vợ chồng ông ta .
Hạnh phúc ngắn chẳng tày gang
18 tuổi , vợ chồng bác sĩ người Pháp về nước , bỏ lại Lịch bơ vơ . Một gia đình giầu có ở Củ Chi đã nhận lịch về nuôi , Gia đình này có người con trai tên Trần Văn Hải , làm ở nhà đen ( sở điên lực – Pv). Mặc dù chỉ là người ở , nhưng 18 tuổi , Lịch Phổng Phao , xinh đẹp , mái tóc dài chấm hông . Hải đã ngỏ lời và nhận được sự đồng ý của Lịch . Tuy nhiên , mối tình giữa công tử con nhà giầu và cô gái ở đợ quả thực là một trò hề cho thiên hạ ngày đó . Không cấm cản được đôi trai gái này , gia đình đã từ mặt . Hải và Lịch bỏ ra ngoài sinh sống . Hai người đã được các chiến sĩ cách mạng cảm hóa . Bà Lịch trở thành nữ biệt động thành , còn ông Hải trở thành chiến sĩ quân báo cách mạng .
Hàng ngày , người phụ nữ tóc dài ấy với gánh hàng rong lởn vởn khu nội thành để thu nhập tin tức . Ông Hải đã hy sinh anh dũng năm 1948 . Bà Lịch trở thành vợ liệt sĩ khi mới 30 tuổi . Khi ấy bà đã có 3 người con và cũng từ đó cuộc đời bà là những chuỗi dài những ngày kinh hoàng. Cô con gái lớn 13 tuổi khi theo bà đi cắt lúa ở Đồng Tháp Mười , gặp bọn tây đi càn , thấy cô bé phổng phao , xinh xắn , chúng đã thay nhau hãm hiếp đến chết . Năm trước cô con gái lớn chết thì năm sau cả hai cậu con trai đều chết trên tay bà , bữa đó, bọn địch tổ chức càn quét vào cơ sở cách mạng còn non trẻ của ta . Bà bế con cùng các chiến sĩ ẩn mình dưới một dòng kênh . Bọn địch với súng ống tua tủa càn qua canh cánh đồng , mọi người lặn xuống . hai cậu con trai sợ quá , khóc thét lên . Nếu lộ ,tất cả cùng chết , Không còn cách nào khác , bà đã bóp mũ hai con , lặn xuống kênh , chờ giặc đi càn qua . Tuy nhiên , khi ngoi lên mặt nước thì hai người con trai của bà đã tắt thở . Từng có chồng , có tới ba mặt con , nhưng rốt cục , bà lại bơ vơ một mình .
Lang bạt kỳ hồ và trở thành truyền nhân của cao thủ ấn huyệt trên đất Ấn Độ
Đang lúc đau buồn như phát điên , thì ông bác sĩ người Pháp sang Việt Nam . Gặp lại bà ,ông đưa bà luôn sang Pháp sống với họ . Ở Pháp một thời gian , dù cuộc sống giầu sang , nhưng bà không chịu được cảnh tù
túng , gò bó , nên trốn khỏi nhà ,đi lang thang , Cuộc sống nay đây mai đó , bà lang thang hết nước này đến nước khác . Sang Ấn Độ , bà gặp một vị đạo sĩ kỳ lạ , người Pakistan ,tu trong một quả núi . thấy bà bơ vơ , nhưng lại thông minh ,lanh lợi ,giởi võ nên ông thầy này đã nhận bà về ngôi đền nơi ông tu . Ông thầy người Pakistan này rất giỏi môn bấm huyêt . Hàng ngày , có cả trăm người xếp hàng chờ đến lượt được ông bấm huyệt . Bà Lịch hết sức kinh ngạc về tài năng của vị đạo sĩ này . Bệnh nhân đầu tiên bà được chúng kiến là một người Nhật . Ông này bị liêt cánh tay, nhiều năm không nhấc lên nổi , thế nhưng vị đạo sĩ chỉ cần bấm vài cái , ông ta có thể giương được cánh tay lên . vô số bệnh nhân bị câm , điếc sau khi được bấm huyệt đã nói được , nghe được . Người ngồi xe lăn thậm chí có thể đứng lên được luôn . Người đang chống lạng cũng ném nạng đi luôn . Trước ngôi đền vị đạo sĩ này tu , cả đống nạng gỗ do người bệnh vút lại .
Thấy Bà Lịch thông minh , sáng láng , lại hiểu biét khá rõ về khinh mạch , nên ông thầy người Pakistan này đã dậy bà phương pháp bấm huyệt . Suốt 12 năm trời bà Lịch sống quanh quẩn quanh ngôi đền trên núi và chuyên tâm học bấm huyệt ,vừa tiếp thu tinh hoa môn bấm huyệt kỳ lạ này , vừa giúp thầy trị bệnh . Ông còn nói với bà rằng , khi nào ông truyền dạy hết bí quyết bấm huyệt cho bà , thì ông sẽ chết . Năm thứ 12, biết không sống được lâu nữa , ông gọi bà Lịch đến bên nói chuyện y đạo . Ông bắt bà ngồi khoanh chân , mặt đối diện .Ông lấy hai chiếc khăn đỏ , một cái trùm lên đầu mình , một cái trùm lên đàu bà Lịch . Ông liệm thần chú xong thì nói “ Con sẽ trở thành thầy giỏi , nhưng cả đời con phải làm phước cứu người , không được nhận tiền của ai “. Bà Lịch cảm giác đầu mình sáng láng hẳn ra , như thể vị đạo sĩ truyền hết năng lực thành tựu của mình qua mấy câu bùa chú . Vị đạo sĩ này đưa cho bà lịch một chồng sách , rồi ông qua đời
(Nhóm Phóng Viên)
Theo báo “Gia đình và Cuộc sống” số 75 (118) ra ngày thứ sáu – 4/10/2013
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét