Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

Người không chân dung 21 (Hết)


Một trong những áp lực lớn nhất lên trên các chính phủ Đông và Tây trong những thập niên 1970 và 1980 xuất phát từ phong trào phản chiến lan rộng. Lo ngại về một cuộc xung đột hạt nhân đã khơi dạy những ý kiến chông đối mãnh liệt nơi người công dân vốn lãnh đạm với việc phản đối. Ba trăm ngàn người tụ họp để biểu tình phản chiến tại Bonn chống đối quyết định của NATO đặt phi tiễn tại châu Âu. Những cuộc biểu tình phản đối chống chiến tranh hạt nhân này phù hợp với mục đích của chúng tôi, vì chúng gây khó khăn cho các chính khách của NATO. Áp lực chính trị thường xuyên gây khó chịu đến độ chúng tôi bị các cấp lãnh đạo Tây phương tố cáo đã xúi giục những cuộc biểu tình quy mô và kiểm soát phong trào.

Thực ra, những cuộc biểu tình phản đối nhận hỗ trợ tài chánh của phía Đông; trong khi đó chúng tôi cũng phải đương đầu với những khó khăn của chúng tôi. Chúng tôi nàm trong một vị thế khó xử, một mặt hỗ trợ cho phong trào phản chiến ở Tây Âu để dùng làm vũ khí tuyên truyền chống lại Washington, một mặt công an chìm ở Đông Âu nỗ lực đàn áp « lạc hướng ý thức hệ » của những nhóm phản chiến đang trổi dạy trong nước. Những cuộc biểu tình đông đảo như ở Bonn và ở Greenham Common tại Anh quốc không dễ gì được phép tại các quốc gia trong khối Đông Âu, nhưng chúng tôi ý thức phong trào phản chiến đã bắt rễ trong các xã hội của chúng tôi và là mối thách thức tiềm ẩn đối với ảnh hưởng của Xô-Viết. Tại Đông Đức, chủ đề này đặc biệt gây bối rối cho cấp lãnh đạo đã quen thói dùng phản chiến làm lý tưởng của người Cộng Sản. Nhưng việc Xô-Viết dàn trải những tên lửa SS-20 tại Đông Đức năm 1980 gây bất an cho quần chúng địa phương. Mặc dù cách biệt nhau bấy lâu nay, người Đông và Tây Đức nhận ra bản sắc của nhau một cách mãnh liệt là họ đều ghê sợ bom nguyên tử. Vấn đề này đã gây nên những mối bất bình lớn trong xã hội chúng tôi. Giáo hội Tin Lành đã cung cấp nhiều nhà hoạt động phản chiến từ trong giới giáo phẩm, và họ dùng sự che chở của giáo hội để tiết chế những phản kháng không che dấu về chính sách hạt nhân.
https://server3.kproxy.com/servlet/redirect.srv/slxv/swkfxtbdxkw/p1/images/stories/images/mw_wolf_biermann.jpg
Wolf  Biermann
Hơn nữa, nhờ phong trào phản chiến một nhóm trí thức đã xuất hiện trước quần chúng. Họ là những người ủng hộ tích cức những người chống đối Xô Viết và khối Đông Âu, trong đó có Solzhenitsyn, bị lưu đày ở Hoa Kỳ; Wolf Biermann, một ca sĩ và thi sĩ nổi tiếng của Đông Đức, đã chịu chung số phần của Solzhenitsyn và bị tước quyền công dân; Heinrich Böll, một văn sĩ Tây Đức được Giải Nobel. Tại các Bộ Chính Trị tại Moscow và Đông Âu, họ lo sợ những người ủng hộ lời kêu gọi của những khuôn mặt đáng nể này sẽ kết hợp lại để phản đối các chế độ Cộng Sản trên những vấn đề khác. Chúng tôi cũng lo ngại các cấp lãnh đạo hoạt động phản chiến Tây Đức, vì sau Hiệp Ước Helsinki về Nhân Quyền được Liên Bang Xô Viết ký kết năm 1975, rất khó biện minh việc ngăn cấm những người này vào trong khối Đông Âu.

Trách vụ của tôi với tư cách là giám đốc tình báo hải ngoại, cộng với sự hiểu biết rành rọt về không khí chính trị của Tây Đức, là tập trung vào tác dụng của phong trào giải giới trên chính sách đối ngoại của các nước trong khối NATO và làm thế nào để Đông Âu thụ lợi do sự chia rẽ trong nội bộ liên minh Tây Âu về vấn đề nhạy cảm này.

Tại Đức, Hiệp Hội Đức vì Hòa Bình (Deutsche Friendens-union – DFU) được các người thân cận và không ít thì nhiều dính líu đến Đảng Cộng Sản Đức thành  lập tiếp theo sau cuộc biểu tình của sinh viên năm 1968. Đây không phải, ít nhất trong giai đoạn đầu, là thành quả của kế hoạch khéo léo dàn xếp của chúng tôi. Moscow và Đông Bá Linh tỏ vẻ sung sướng để mặc cho nhà hoạt động cực tả thành lập những nhóm như vậy và chờ xem những diễn biến sau này. Chính tôi cũng ngạc nhiên vì tốc độ nhanh chóng những sáng kiến này thấm nhập rộng rãi vào xã hội. Năm 1979 trong lời nhắc nhở của tôi cho nhân viên, tôi có viết:

« Trong những số thanh niên thuộc những gia đình khá giả đang có một chuyển hướng căn bản về giá trí. Việc tiến thân cá nhân và phúc lợi vật chất không còn quan trọng đối với thành phần này của xã hội. Dấn thân vào những vấn đề rộng lớn hơn của nhân loại, tinh thần tương thân và «đồng cảm », hoặc gia nhập vào một nhóm có cùng mối quan tâm và lý tưởng để phản bác lại những giá trị của nhóm tư bản được xem là những việc thực sự đáng làm ».

Thay đổi này cung cấp cho chúng tôi một môi trường mới để kết nạp những nguồn tin tình báo. Nhưng chúng tôi phải hành động cẩn thận và quyết định không tuyển dụng trực tiếp từ phong trào phản chiến. Những rủi ro luôn xảy ra trong ngành điệp báo, và nếu người ta khám phá chúng tôi đang khiến dẫn các nhân vật lãnh đạo trong phòng trào phản kháng chống hạt nhân , họ sẽ mất đi tín nhiệm và sẽ bị những người ủng hộ và đại đa số quần chúng coi họ là những bù nhìn của Xô Viết. Tuy nhiên trong một số trường hợp, chúng tôi tiếp cận những đối tượng thích ứng; nếu họ chấp nhận làm việc cho chúng tôi, chúng tôi khuyên họ nên rút lui khỏi những sinh hoạt trong những chiến dịch giải trừ quân bị. Đây là một sự thận trọng gấp đôi, vì các công dân phản chiến bị các cơ quan phản gián của nước họ theo dõi kỹ lưỡng để phòng những mối liên hệ đáng nghi.

Trong cuộc chiến giữa những người ủng hộ và chống đối chính sách dùng vũ khí nguyên tử để hăm dọa, quan điểm của quần chúng về ý đồ của Moscow và Washington rất là quan trọng. Chúng tôi chủ yếu phản bác tuyên truyền của Hoa Kỳ về mối đe dọa của Xô Viết.Trong nhiệm vụ này, công việc của một tổ chức vượt lên trên các tổ chức khác . Nó là một chi nhánh nhỏ trong phong trào phản chiến, có một cái tên có vể mâu thuẫn về từ ngữ, nhưng ảnh hưởng của nó lên trên cuộc thảo luận giải quân bị thật là mạnh mẽ so với tầm vóc của nó. Tên của nó là Tướng vì Hòa Bình (Generale für den Frieden).

Được thành lập năm 1981, nhóm này bao gồm các vị cựu tướng và đô đốc đã từ nhiệm vì họ bất đồng với học thuyết hạt nhân của NATO. Họ là Đại Tướng Bá Tước Wolf Wilhelm von Baudissin trong Bundeswehr (quân đội Tây Đức), con của một gia đình quý tộc và là một người có ảnh hướng xã hội và chính trị lớn tại Bonn; Đại Tướng Michael Harbottle ở Anh Quốc; Đô Đốc John Marshall Lee ở Hoa Kỳ; Đô đốc Antoine Sanguinetti ở Pháp; Đại Tướng D.M.H. von Mayenfeldt ở Hòa Lan; Đại Tướng Nino Pasti ở Ý; và Đại Tướng Francisco da Costa Gomes ở Portugal (Bồ đào nha). Không bao lâu Đại tướng về hưu Gert Bastian, trước đây là chỉ huy trưởng Sư Đoàn 12 thiết giáp Panzer tinh nhuệ, cũng gia nhập. Ông là một binh sĩ rất được kính trọng vì đã từng bị thương ở mặt trận Nga và là cố vấn của Bộ Quốc Phòng. Ông đã bước lên cấp bậc đại tá, thiếu tướng và đại tướng để cuối cùng nhận phẩm trật cao quý chỉ huy trưởng Sư đoàn 12 thiết giáp Panzer. Lo sợ vì những khuynh hướng thoái lui trong quân đội Tây Đức và tinh thần luyến tiếc thời Quốc Xã của một số sĩ quan cao cấp đồng nghiệp, ông cực lực phản đối việc dàn trải vũ khí hạt nhân Hoa Kỳ trên đất Đức, và năm 1980 ông từ nhiệm và dành hết thời gian cho phong trào phản chiến. Đời sống riêng tư của ông  được chia sẽ giữa người vợ Charlotte bị bệnh lâu nay và cô tình nhân mới, có dáng dấp sang trọng và phong cách thu hút, Petra Kelly. Sức quyến rũ của bà có thể khiến những kẻ hiếu chiến nhất trong nhóm diều hâu nghe lời khuyên dụ của bà để thực hiện chính sách mềm mỏng hơn.
https://server3.kproxy.com/servlet/redirect.srv/slxv/swkfxtbdxkw/p1/images/stories/images/mw_petra_kelly.jpg
Petra Kelly, 1987
Trí tuệ và động lực đứng đàng sau lưng tổ chức « Các Tướng Vì Hòa Bình » là một người tên là Gerhard Kade, một cựu sĩ quan hải quân Đức, sau này trở thành sử gia tại Đại Học Hamburg và một nhà văn viết nhiều về hòa bình. Là một nhà nghiên cứu thâm sâu về những mối liên lạc giữa các sĩ quan cao cấp và công nghệ sản xuất vũ khí tại Đức và Hoa Kỳ, ông vốn là một cái gai đối với lực lượng quốc phòng.

Thông điệp của nhóm Các Tướng Vì Hòa Bình giống hệt với thông điệp của các chiến dịch giải giới rải rác khắp châu Âu, nhưng những người phản chiến luôn bị giới quân sự thu hút, và chín vị tướng nhận ra họ là những thần tượng trong phong trào. Tất cả đều có kinh nghiệm trục tiếp trong cuộc Đê Nhị Thế Chiến, và nhiều người vẫn còn mang thương tích chiến trận. Điều này tạo cho họ thẩm quyền mà phần đông các cấp lãnh đạo trẻ của phong trào phản chiến không có. Ở vị thế tột đỉnh trong nghề nghiệp của họ trong nước của họ, họ có thêm quyền uy vì đã tham dự phác thảo kế hoạch chiến lược dàn trải vũ khí nguyên tử để cảnh báo. Không ai có thể nói là họ không biết gì về những vấn đề này.

Kade và von Meyenfedt thực hiện phần lớn công việc thành lập hội Các Tướng Vì Hòa Bình. Nhưng những gì các bạn và đồng nghiệp của Kade trong và ngoài hội Các Tướng Vì Hóa Bình không biết và họ sẽ hoảng sợ nếu họ khám phá ra phần lớn ý kiến của Kade phát xuất từ Moscow và một số tiền đáng để và những trợ giúp khác phát xuất từ tình báo hải ngoại Đông Đức.
Tôi không ra lệnh chó các nhân viên của tôi xâm nhập hội Các Tướng Vì Hòa Bình. Điều này không cần. Các sĩ quan cáo cấp trong Biện Pháp Tích Cực, Tổng Cục 10, biết công việc của họ là tìm cách gián tiếp ủng hộ tất cả những nhóm ở phương Tây có những hoạt động hữu ích cho chúng tôi, và hội Các Tướng Vì Hòa Bình, với đường lối chống NATO, với sự ủng hộ của quần chúng và một chút đóng góp mượt mà của giới truyền thông, là một đối tượng hợp lý.

Vào cuối năm 1980, một trong những sĩ quan của tôi báo cáo cho tôi biết những thành quả công lao của cục của họ. Họ đã hội họp với Gerhard Kade nhà một nguồn tin ở Hamburg. Kade đề nghị một cuộc họp và chúng tôi phái hai sĩ quan của cơ quan chúng tôi đến, với lý cớ mong manh họ là những đại diện cho Viện Chính Sách và Kinh Tế, một danh tính chúng tôi đôi khi dùng để ngụy trang. Điều lợi ích trong việc này là một người phương Tây, nếu đương sự có một ít hiểu biết về Đông Đức hoặc có óc phán đoán, có thể suy ra là mình đang nói chuyện với cơ quan tình báo hải ngoại ngoại quốc mà không cảm thấy bối rối hoặc sợ hãi do vì lời giới thiệu chính thức có thể gây ra. Chúng tôi dùng tranh tối tranh sáng để ẩn núp, không giống người Mỹ, và tôi luôn ngạc nhiên họ quá sẵn sàng chấp nhận công khai họ là người của CIA hoăc FBI.

Sau vài lần gặp gỡ, Kade được các sĩ quan của tôi đặt mật danh là Super. Điều này không có nghĩa là họ xem đương sự dứt khoát là một điệp viên – chúng tôi thường đặt bí danh cho những người chúng tôi đang sưu tra. Nhưng trong trường hợp của Kade, tôi đoán việc đặt cho đương sự một bí danh tâng bốc có nghĩa là họ đã thỏa thuận hợp tác với đương sự. Chắc chắn đương sự đã có nêu lên vấn đề của hội Các Tướng Vì Hòa Bình và cho họ biết là tổ chức này cần tài trợ  nếu phải phổ biến quan điểm của mình một cách rộng rãi để ảnh hưởng dư luận quần chúng. Các sĩ quan thương lượng một tài khoản hàng năm và tôi đồng ý.

Tiền được trao trực tiếp cho Kade . Đây không phải là một số tiền lớn, nhưng con số tương đối nhỏ các thành viên của tổ chức này cho thấy số tiền này đóng góp vào việc trang trải chi phí di chuyển và ấn hành. Đồng thời , Kade cũng có những mối liên lạc với cục tình báo hải ngoại của Bộ Công An ở Moscow và soạn thảo những tài liệu bàn thảo, căn cứ một phần trên những tham khảo với nguồn KGB, tạo nên nền tảng của những chiến dịch của hội Các Tướng Vì Hòa Bình.

Quý vị có thể sai lầm nếu quý vị vội vã kết luận tất cả những ai trong hội Các Vị Tướng Vì Hòa Bình đều biết Kade có liên lạc với tình báo hải ngoại, hoặc là tất cả những tài liệu hoặc những lời tuyên bố của hội Các Tướng Vì Hòa Bình đều chịu sự chi phối của Moscow hoặc Bá Linh. Các tướng hành động vì lòng thâm tín. Tuy nhiên, họ thường dùng đường lối lý luận do Kade cung cấp. Ví dụ quý vị hãy nghe Gert Bastian trong một cuộc phỏng vấn đải truyền thanh ở Đông Bá Linh năm 1987:
 Người phỏng vấn: Ông có nghĩ rằng diễn văn của Bộ Trưởng Ngoại Giao Xô Viết (Gromyko) có thể giúp củng cố sức mạnh duy trì hòa bình?

Bastian: Đúng, tôi nghĩ đúng như vậy. Tôi tin là những gợi ý mới đây của Moscow có rất nhiều tính cách xây dựng và tôi hy vọng là họ có được lời đáp ứng tích cực của phương Tây. Trường hợp này đã có trong một khuôn khổ nhỏ, nhưng không đủ soi sáng và không được định nghĩa rõ ràng, theo sự nhận xét của tôi. Tôi hy vọng điều này cải tiến và được thực hiện trong lúc vị Chủ Tịch hiện nay còn tại chức, chúng tôi bước một bước cụ thể trong chiều hướng đúng đắn: đó là gỡ bỏ tất cả các vũ khí nguyên tử ra khỏi Châu Âu. (Đài Berliner Rundfunk, phát thanh về cuộc viếng thăm của phái đoàn các Tướng Vì Hòa Bình tại Đông Bá Linh, ngày 10 tháng 8 năm 1987).

Tôi không có bằng chứng Bastian biết xuất xứ tài trợ cho hội Các Tướng Vì Hòa Bình. Von Mayenfeld, rất gần gũi với Kade và hiện diện ngay từ lúc tổ chức khởi đầu, có nhiều lý do để nghi ngờ nếu không muốn nói là biết rõ sự can thiệp của KGB và của Bộ Công An.

Vì cái chết bi thảm năm 1992 của Gert Bastian và Petra Kelly, có lẽ họ đòng lòng quyên sinh, tôi bị tràn ngập câu hỏi của những phóng viên, bạn bè và ký giả tìm hiểu có thể nào việc công khai hóa những hồ sơ của bộ an ninh đã khiến dẫn Bastian tự kết liễu đời mình và đời của Kelly. Theo như tôi biết, những hồ sơ này không tiết lộ những điều gì khác ngoài những hồ sơ theo dõi thông lệ khi họ đến Đông Đức. Để trả lời cho một vài đồng minh xưa kia của Phong Trào Xanh tỏ ý nghi ngờ những hồ sơ liên hệ đã bị phá hủy, tôi xin trả lời: Một số hồ sơ tình báo tối nhạy cảm đã bị phá hủy vào giữa tháng 11 năm 1989 và tháng Giêng  năm 1990. Nhưng theo sự hiểu biết của tôi, nó chỉ bao gồm những hồ sơ liên quan đến những điệp viên và những nguồn tin còn sống , được chúng tôi xếp vào hạng tối quan trọng. Tôi không nghĩ hồ sơ về Bastian và Kelly nằm trong loại này. Gerhard Kade, đã qua đời tại Bá Linh năm 1995, không bao giờ thú nhận có liên lạc với các cơ quan an ninh của khối Đông Âu, và được tưởng nhớ như ông mong muốn là một nhà nghiên cứu và hoạt động cho hòa bình.

Lẽ cố nhiên điều tối quan trọng là chúng tôi không bị lộ là người đỡ đầu cho tổ chức này, sự tín nhiệm vào tổ chức này đặt căn bản trên sự kiện họ không là con tin của NATO và khối Hiệp Ước Warsaw. Kade đã thuyết phục chính quyền Xô Viết đề cử một vị tướng tham gia vào tổ chức này để tạo ấn tượng cân bằng. Khác với Các Tướng Vì Hòa Bình đã phải tự tách biệt họ ra khỏi chính quyền và quân đội để thành lập tổ chức này, vị tướng Xô Viết phải rời bỏ công việc thường nhật của mình để được đơn thuần phái đi làm công tác một ông tướng đấu tranh cho hòa bình và không hề vui thú với nhiệm vụ này.

Khi chiến dịch các tướng đạt nhiều thành quả, các Cục ở Đông Đức vội vã nhận vơ công lao thuộc về họ. Phiền lòng cho chúng tối nhất chính là em rể của Erich Honecker, Manfred Feist, một anh công chức vô năng, có vị thế giám đốc tuyên truyền hải ngoại trong Trung Ương Đảng nhờ liên hệ gia đình, nói với lãnh tụ của Đông Đức tất cả việc này là do sáng kiến của anh ta.
*
Các Tướng không là những người duy nhất chúng tôi tìm cách chi phối. William Borm là một người rất lớn tuổi mà người ta thường thấy ở hàng đầu trong cuộc biểu tình chống tên lửa. Vào thời Quốc Xã ông là giám đốc xí nghiệp; sau này ông bị chính quyền Đông Đức bắt, lý do không được rõ – ông có liên hệ mật thiết với cơ quan tình báo hải ngoại Anh – và bị kết án mười năm tù ở. Sau chín năm, vào cuối những thập niên 1950, ông được thả ra. Chúng tôi trong cơ quan tình báo hải ngoại nhận dược danh sách những người được thả ra, và tôi quyết định liên lạc với Borm, lúc đó đã định cư tại Tây Bá Linh. Tôi và ông ta trở thành bạn, và tôi thấy rõ Borm là người theo khuynh hướng kinh tế tự do lỗi thời, thủ cựu và quý tộc, nhờ hội Tam Điểm (Freemasonry) với lý tưởng công lý và bình đẳng ông đã qua khỏi những nhằn nhọc của cảnh tù đày. Tại đây ông nghiên cứu học thuyết Marx và tìm thấy lý tưởng này phù hợp với lý tưởng của ông. Ông kính nể tôi và những người khác vì chúng tôi theo Marx, mặc dù bản thân ông không bao giờ trở thành Mác xít.

Năm 1965, khi ông được bầu vào quốc hội (Bundestag) với tư thế đảng viên Dân Chủ Tự Do ở Tây Bá Linh, ông công tác chặt chẽ với Brandt, lúc đó là lãnh tụ của đảng Dân Chủ Xã Hội và đóng một vai trò quan trọng trong việc tranh đấu chống Chiến Tranh Lạnh. Chúng tôi tài trợ cho văn phòng của Borm trong quốc hội và ông cung cấp tin tức về đảng của ông và những hiệp ước Ostpolitik của Brandt với Ba-Lan và Liên Xô – thông tin không khác bao nhiêu với những gì một nhà ngoại giao nhận được tại nước ngoài, nhưng vào lúc đó chúng tôi không có đại diện ngoại giao nào tại Bonn. Ông hô hào trong những bài diễn văn của ông chính sách mở cửa với Đông Đức của Brandt, trong đó bao gồm Hiệp Ước Căn Bản nhìn nhận hai nước Đức. Khi Hans-Dietrich Genscher rời bỏ đảng Dân Chủ Xã Hội và xoay qua ủng hộ Helmut Kohl, Borm từ chối đi theo, mặc dù chúng tôi thúc giục ông làm như vậy để củng cố vị thế của ông trong đảng Dân Chủ Tự Do. Nhưng Borm nhất quyết bám chặt vào nguyên tắc của ông và tổ chức riêng ra một đảng Dân Chủ Tự Do, mặc dù khó có thể thành công và quả nhiên sau đó rã hàng. Khi Borm xuất hiện đứng đầu các cuộc biểu tình chống đối, ông đánh mất lý trí của ông; chúng tôi biết phản gián Tây Đức từ đó trở đi theo dõi ông rất sát. Tuy nhiên, nhờ sự tài trợ của chúng tôi, Borm đã đạt được một vị thế ảnh hưởng, và chúng tôi tin tưởng ông sẽ tiếp tục lèo lái công việc theo một chiều hướng thuận lợi. Không may, cái chết của ông vào ngày 2 tháng 9 năm 1987, lúc ông được 92 tuổi, đã chấm dứt những sinh hoạt đáng kính của ông.
*
Nếu có ai hỏi tôi, tôi có hối tiếc về việc khiến dẫn những con người chân thật ủng hộ tổ chức Các Tướng Vì Hòa Bình và nhờ thế lực của họ trong cuộc tranh đấu chống mối đe dọa chiến tranh nguyên tử, tôi xin trả lời là không. Trong trường hợp này tôi không có những ngại ngùng như những người khác. Chúng tôi không thành lập tổ chức Các Tướng Vì Hòa Bình. Điều chúng tôi làm là hỗ trợ về mặt định chế và tài chánh cho một tổ chức đã lớn mạnh xuất phát từ những lo ngại chính đáng của các thành phần trong quân đội cho rằng cuộc chạy đua vũ trang đang nguy hiểm vướt ra khỏi tầm kiểm soát. Điều này phản ánh quan điểm của phần lớn quần chúng. Đây là một vị thế rất đáng kính trọng trong thời buổi gay cấn và tôi vẫn hoan nghênh những ai dám đương đầu với sự phẫn nộ của các quân nhân đồng nghiệp và sự xua đuổi của bạn bẻ và thân nhân vì đã dám làm như vậy. Và lẽ cố nhiên không một ai trong chúng tôi có thể tiên đoán trong những ngày lo âu đó vào đầu thập niên 1980 cuộc chạy đua vũ trang kết thúc không phải trong việc nổ bom nguyên tử mà là trong tiếng thở hắt của sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết.





Không có nhận xét nào: