Eric Panthou, thủ thư của Tập đoàn Michelin ở Paris, đã đọc cuốn "Phú Riềng Đỏ" của cha tôi và viết cuốn sách "Les plantations Michelin au Vietnam" nghiên cứu về cuộc sống của người lao động tại các đồn điền của Pháp những năm đầu thế kỷ 20.
Anh vừa sưu tập được 1 bức tranh sơn dầu có ghi "Cuộc đình công ở Phú Riềng 1931", treo tại Bảo tàng Quốc gia HN, do 1 du khách Pháp chụp được và in trong cuốn cẩm nang du lịch. Theo anh, tranh ghi sai, lẽ ra phải là "1930"(!).
Thế mới biết, người Pháp rất quan tâm đến những gì mà thực dân Pháp, tư bản Pháp đã thực hiện ở các nước thuộc địa. Ngay những người du lịch cũng rất trách nhiệm với đất nước. Thế mới biết, lịch sử là bài học để đời sau không bao giờ phải lặp lại.
Là con em cao-su Phú Riềng mà lần đầu tiên tôi được thấy bức tranh sơn dầu này. Xin trân trọng giới thiệu!
Với những gì anh em chúng tôi biết thì bức tranh này tả lại cảnh quan Thống sứ Pháp cùng binh lính từ SG kéo lên Phú Riềng (phía xa xa thấy chiếc xe nhà binh), sau 1 tuần lễ công nhân cao-su làm chủ đồn điền. Đại diện phu cao-su đang đấu lí với chủ Tây. Sự kiện này xảy ra trùng với dịp 3/2/1930.
Cũng may là có chỉ thị cấp tốc từ SG của Ngô Gia Tự báo lên mà chi bộ kịp chuyển từ đấu tranh vũ trang manh động sang đấu tranh chính trị, tránh được đổ máu tham khốc. Nhưng ngay sau đó, toàn bộ 6 đảng viên của chi bộ D(ông Dương CS Đảng bị bắt, bị đưa ra Tòa và kết án rồi bị đi đày.
Cha tôi bị đưa ra Côn Đảo và lưu đày ở đó tới 6 năm. Tới 1936, nhờ phong trào Mặt trận Dân chủ ở Pháp mới được trả về đất liền...
Có bạn nào thấy 1 bức tranh khác về chủ đề này thì giới thiệu nhé!
Anh vừa sưu tập được 1 bức tranh sơn dầu có ghi "Cuộc đình công ở Phú Riềng 1931", treo tại Bảo tàng Quốc gia HN, do 1 du khách Pháp chụp được và in trong cuốn cẩm nang du lịch. Theo anh, tranh ghi sai, lẽ ra phải là "1930"(!).
Thế mới biết, người Pháp rất quan tâm đến những gì mà thực dân Pháp, tư bản Pháp đã thực hiện ở các nước thuộc địa. Ngay những người du lịch cũng rất trách nhiệm với đất nước. Thế mới biết, lịch sử là bài học để đời sau không bao giờ phải lặp lại.
Là con em cao-su Phú Riềng mà lần đầu tiên tôi được thấy bức tranh sơn dầu này. Xin trân trọng giới thiệu!
Thêm chú thích |
Với những gì anh em chúng tôi biết thì bức tranh này tả lại cảnh quan Thống sứ Pháp cùng binh lính từ SG kéo lên Phú Riềng (phía xa xa thấy chiếc xe nhà binh), sau 1 tuần lễ công nhân cao-su làm chủ đồn điền. Đại diện phu cao-su đang đấu lí với chủ Tây. Sự kiện này xảy ra trùng với dịp 3/2/1930.
Cũng may là có chỉ thị cấp tốc từ SG của Ngô Gia Tự báo lên mà chi bộ kịp chuyển từ đấu tranh vũ trang manh động sang đấu tranh chính trị, tránh được đổ máu tham khốc. Nhưng ngay sau đó, toàn bộ 6 đảng viên của chi bộ D(ông Dương CS Đảng bị bắt, bị đưa ra Tòa và kết án rồi bị đi đày.
Cha tôi bị đưa ra Côn Đảo và lưu đày ở đó tới 6 năm. Tới 1936, nhờ phong trào Mặt trận Dân chủ ở Pháp mới được trả về đất liền...
Có bạn nào thấy 1 bức tranh khác về chủ đề này thì giới thiệu nhé!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét