Thứ Ba, 21 tháng 6, 2016

Phỏng vấn

Làm thế nào để có một buổi phỏng vấn thành công? Ngoài các kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm cần có, bạn còn phải chuẩn bị cho mình một vốn tiếng Anh nền tảng để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Bài học hôm nay, aroma Tiếng anh cho người đi làm xin gửi tới các bạn cách vượt qua một cuộc phỏng vấn bằng tiếng Anh, các bạn cùng theo dõi nhé. 

 Những câu hỏi “breaking ice question” (câu hỏi làm quen) và cách trả lời mẫu:

Interviewer (Nhà tuyển dụng): How are you today? (Hôm nay bạn cảm thấy thế nào?)
You (Bạn): I’m fine, thank you. And you? (Tôi rất tốt, cảm ơn. Thế còn anh thì sao?)
Interviewer: Did you have any trouble finding us? (Tìm tới đây có khó khăn gì cho bạn không?)


You: No, the office isn’t too difficult to find. (Không. Văn phòng này cũng dễ tìm.)
Interviewer: Isn’t this great weather we’re having? (Thời tiết hôm nay thật dễ chịu phải không?)
You: Yes, it’s wonderful. I love this time of year. (Vâng, thật tuyệt. Đây là khoảng thời gian yêu thích của tôi trong năm.)
(*) Đây là một số lỗi khi trả lời phỏng vấn xin việc nên tránh:
Interviewer: How are you today?
You: So, so. I’m rather nervous actually.
Interviewer: Did you have any trouble finding us?
You: As a matter of fact it was very difficult. I missed the exit and had to return via the highway. I was afraid I was going to be late for the interview.
Interviewer: Isn’t this great weather we’re having?
You: Yes, it’s wonderful. I can remember this time last year. Wasn’t it awful! I thought it would never stop raining!

Những câu hỏi về công việc và cách trả lời mẫu:

Interviewer (Nhà tuyển dụng): Tell me about yourself. (Bạn hãy giởi thiệu về bản thân mình.)
You: I was born and raised in Thuan Thanh, Bac Ninh. I attended the Foreign Trade University and received my master’s degree in Economics. I have worked for 12 years as a financial consultant in Ha Noi for various companies including Manulife Insurance…. I enjoy playing tennis in my free time and learning languages.  (Tôi sinh ra và lớn lên ở Thuận Thành, Bắc Ninh, tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành kinh tế tại ĐH Ngoại thương Hà Nội. Tôi đã làm việc được 12 năm trong cương vị cố vấn tài chính cho nhiều doanh nghiệp tại Hà Nội, trong đó có thể kể tới Bảo hiểm nhân thọ Việt Nam… Tôi thích chơi tennis trong lúc rảnh rỗi và đam mê việc học ngoại ngữ.)
Nhận xét: Đừng đi quá dài dòng, cụ thể về một khía cạnh nào khi trả lời câu này. Hãy chú ý giới thiệu những chi tiết có liên hệ với công việc mà bạn đang muốn ứng tuyển, đặc biệt là bạn đã có kinh nghiệm gì trong vị trí tương tự hay chưa.
Interviewer: What type of position are you looking for? (Bạn tìm kiếm vị trí như thế nào)
You: I’m looking for a position in which I can utilize my experience. (Tôi hi vọng có một vị trí tương xứng với kinh nghiệm làm việc của mình.)
You: I would like any position for which I qualify. (Tôi mong muốn làm việc tại bất cứ vị trí nào phù hợp.)
Interviewer: Are you interested in a full-time or part-time position? (Bạn có muốn làm part-time không?)
You: I am more interested in a full-time position. However, I would also consider a part-time position.(Tôi ưu tiên ví trí full-time hơn. Nhưng tôi cũng không loại trừ lựa chọn part-time.)
Interviewer: Can you tell me about your responsibilities at your last job? (Bạn có thể nói về công việc trước của mình bạn phụ trách những gì được không?)
You: I advised customers on financial matters. After I consulted the customer, I completed a customer inquiry form and catalogued the information in our database. I then collaborated with colleagues to prepare the best possible package for the client. The clients were then presented with a summarized report on their financial activities that I formulated on a quarterly basis. (Tôi đưa ra lời khuyên cho khách hàng về những vấn đề tài chính. Sau khi tôi hỏi ý kiến khách hàng, tôi hoàn thành một mẫu yêu cầu và mục lục các thông tin trong cơ sở dữ liệu của chúng tôi. Sau đó tôi cộng tác với các đồng nghiệp để chuẩn bị gói dịch vụ tốt nhất có thể cho khách hàng.)
Lưu ý: Hãy chú ý liều lượng thông tin khi nói về kinh nghiệm của bạn. Một trong những sai lầm phổ biến là giới thiệu về kinh nghiệm làm việc quá chung chung. Các tuyển dụng muốn biết chính xác những gì bạn đã và làm; càng cụ thể bao nhiêu thì càng chứng tỏ bạn hiểu rõ về công việc bấy nhiêu.  Ngoài ra, tránh bắt đầu mỗi câu với “I” (tôi). Sử dụng thể bị động, hoặc một mệnh đề giới thiệu để giúp bạn thêm sự đa dạng cho phần thuyết trình của mình.

Không có nhận xét nào: